Xem thêm: Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 1
Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 3
Những cuộc điều tra của tôi—được công bố vài năm về trước trên các tạp chí có uy tín—đã cung cấp các bằng chứng cho thấy so với các đối tượng phổ thông, những cá nhân có độ nhạy cảm cao thường hay kể lại rằng họ cảm thấy một sự hiện diện vô hình, nhìn thấy hoặc cảm thấy năng lượng xung quanh mọi người, hoặc cảm thấy những điều dị thường đang diễn ra. Đáng chú ý hơn, những người như vậy thường cho biết rằng người thân trong gia đình cũng có những nhạy cảm tương tự. Điều này đưa câu hỏi ‘do tự nhiên hay do nuôi dưỡng’ đến một bối cảnh hoàn toàn mới.
Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 3
Tôi bước vào con đường này từ một hướng rất bất ngờ. Có một lần vì công việc nên tôi phải lãnh trách nhiệm phỏng vấn những người nào cư trú trong các tòa nhà mà cảm thấy bị ảnh hưởng bởi triệu chứng gọi là “say nhà cao tầng.” (Thông tin thu thập được từ những cuộc phỏng vấn này và từ những cuộc tiếp xúc với các giám đốc quản lý và kỹ sư xây dựng được đưa sang Cục Bảo vệ Môi Trường của Mỹ—EPA, để hỗ trợ phát triển các hướng dẫn chất lượng không khí trong nhà). Thay vì chê bai rằng những lời tường thuật đó dựa trên trí tưởng tượng thái quá hoặc là dấu hiệu của bệnh tâm thần, tôi đã nghi ngờ rằng ngưỡng cảm thụ của họ có thể thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Rồi có những cá nhân tâm sự rằng họ cũng từng gặp những hiện tượng siêu hình và thế là mọi sự với tôi đã bắt đầu.
Kể từ lúc đó, tôi nghiên cứu sâu vào giả thuyết rằng những cảm nhận kì lạ đó có lẽ có chung một nền tảng về sinh học thần kinh—ít nhất là bắt nguồn từ trong cơ thể, ví dụ như từ não bộ.
Cuộc điều tra ban đầu do tôi thiết kế bao gồm 62 người tự xưng là “nhạy cảm” cùng với 50 cá nhân thuộc nhóm đối chiếu—tuyên bố rằng họ không có cảm nhận khác lạ nào. Trung bình, số người ở nhóm thứ nhất cho rằng họ đã từng có những cảm nhận siêu hình (tức là nhận thức được một điều gì đó mà không thể xác nhận được qua những hiểu biết thông thường) cao hơn gấp 3,5 lần. Có khả năng cao gấp 2,5 lần rằng những cá nhân “nhạy cảm” sẽ tiết lộ rằng người thân trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tương tự về vật chất, tinh thần, và tình cảm.
Nhìn chung, trong 54 yếu tố được hỏi qua cuộc điều tra chúng tôi thấy có 6 tố chất quan trọng hình thành nên tính cách của một người “nhạy cảm” như sau:
- Là phụ nữ
- Là người thuận cả hai tay
- Tự nhận bản thân là người có trí tưởng tượng
- Tự nhận bản thân là người hướng nội
- Có ký ức về một (hoặc một chuỗi những) sự kiện gây tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu
- Bị ảnh hưởng một cách khác thường bởi một hoặc nhiều yếu tố như: đèn, máy tính, và các dụng cụ điện khác.
Hai yếu tố khác—là con đầu lòng hoặc con duy nhất—nổi bật hơn ở những người tự nhận là nhạy cảm, nhưng không hoàn toàn rõ rệt.
Thú vị hơn, những người có cảm giác kèm (một hiện tượng mà người đó có cảm giác chồng chéo, ví dụ như nghe một màu sắc hay cảm nhận được mùi vị của một hình dạng) được ghi nhận chiếm khoảng 10% trong nhóm những người nhạy cảm nhưng không hề có ở nhóm đối chiếu. Vì cảm giác kèm đã được biết là có tính di truyền (giống như chứng đau nửa đầu), phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nhận thức bất thường có thể có nguồn gốc di truyền.
Cuộc điều tra cũng cho một kết quả bất ngờ khác khi 21 phần trăm nhóm người nhạy cảm cho biết họ thuận cả hai tay trong khi nhóm còn lại chỉ có duy nhất 1 người. Tuy nhiên, độ nhạy cảm cao có thể là hệ quả từ quá trình chăm sóc nuôi dưỡng hay được di truyền tự nhiên. Điều này được kết luận dựa theo kết quả từ sự truy vấn về một sự kiện gây tổn thương tâm lý ở thời thơ ấu. Số người trong nhóm nhạy cảm gấp ba lần so với số người trong nhóm đối chiếu (55 phần trăm so với 18 phần trăm) có câu trả lời quả quyết đối với vấn đề này.
Hơn nữa, 14 phần trăm những người nhạy cảm thuật lại rằng họ đã từng bị trúng sét hoặc bị giật điện, trong khi đó không ai trong nhóm đối chiếu từng gặp vấn đề này. Vì vậy, có lẽ điện cũng có vai trò nhất định tạo nên độ nhạy cảm cao.
Từ thời cổ đại, rất nhiều các dân tộc đã lưu ý đến những tác động chuyển đổi mạnh mẽ của sét. Bị sét đánh trúng là một cách để “trở thành” pháp sư, vì người ta tin rằng là người bị sét đánh trúng có thể giải phóng năng lượng chữa bệnh, cùng những khả năng phi thường khác. Chúng ta không nên thấy điều này là đáng cười bởi vì một trong những nhà tư tưởng y tế lỗi lạc nhất hiện nay, Tiến sỹ Oliver Sacks, đã viết về một người đàn ông bị sét đánh trúng, không những anh ta đã trải qua cảm giác cận kề cái chết, mà sau khi hồi phục, anh bắt đầu nghe thấy tiếng nhạc không ngừng trong đầu và không thể nào ‘tắt’ được. Lấy cảm hứng (và cũng là phân tâm) từ điều đó, anh đã chuyển tiếng nhạc này thành những tác phẩm dương cầm và biểu diễn trước công chúng.
Nếu âm nhạc được coi là một môn nghệ thuật chữa bệnh thì người đàn ông này đã đi theo hướng chữa bệnh. Có lẽ sự tương tác giữa điện năng với con người phức tạp hơn những gì chúng ta hiểu được hiện nay.
Michael Jawer đã điều tra về vấn đề cơ sở tâm lý–cơ thể của tính cách và sức khỏe trong 15 năm. Các bài báo và tài liệu của ông được đăng trên Tâm lý và Sức khỏe (Spirituality & Health), Tìm hiểu: Tạp chí Khoa học và Chữa bệnh, Noetic Now, và Tạp chí Tổng hợp Khoa học và Nhận thức (Science & Consciousness Review). Jawer đã diễn thuyết trước Hội Tâm thần học của Mỹ (American Psychology Association) và đã được phỏng vấn bởi nhiều ấn phẩm. Quyển sách mới nhất của ông, được viết cùng với Thạc sỹ và Tiến sỹ Marc Micozzi, có tựa đề “Loại cảm xúc của bạn” (Your Emotional Type). Trang web của quyển sách này là www.youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông có tựa đề là “Sự giải phẫu tâm linh của cảm xúc” và tại trang web www.emotiongateway.com. Jawer có thể được liên lạc qua email: mjawer@emotiongateway.com.
Comments
Post a Comment