Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 3

Xem lại:
Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 1
Những người cảm nhận được những thứ vô hình - Phần 2

(Shutterstock*; được Epoch Times biên tập)
Khoa học thường bác bỏ những gì nó không hiểu hết được, cho đến khi công nghệ hoặc một bước đột phá nào đó làm mọi việc chuyển hướng. Ví dụ, trước khi máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ra đời, nếu ai đó nói rằng họ có thể nếm được vị của một hình dạng hoặc nghe thấy những lời nói có màu sắc (những ví dụ về một tình trạng mà người ta có các giác quan bị chồng chéo, được gọi là cảm giác kèm), thì hiểu biết trước đây cho rằng đó là một ẩn dụ, tương tự như khi nói về một loại rượu thơm ngon thì họ lại nói “full-bodied” (đầy đủ thân thể) hoặc khi một người cảm thấy buồn thì họ lại nói “feel blue” (cảm thấy xanh). Nhưng không hề có ẩn dụ nào hết– vì máy quét thần kinh cho thấy não bộ của những người có “cảm giác kèm” có những phản ứng đặc biệt, tương ứng với giác quan chồng chéo mà họ đã thuật lại.
Hội chứng suy nhược mãn tính (CFS) đã trải qua một quá trình chuyển đổi tương tự, mặc dù xảy ra trong một quãng thời gian dài hơn. Trong thập niên 80 và 90 (của thế kỷ trước), người mắc CFS bị nhạo báng là “dịch cúm sớm thành đạt”. CFS đã từng được coi là một triệu chứng quá khích của phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp thượng lưu (một trăm năm trước đây, Khoa học Y tế cũng đưa ra một quan điểm tương tự về triệu chứng này, khi xem căn bệnh này như chứng suy nhược thần kinh). Nhưng vào năm 2006, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh xác định rằng hội chứng  CFS không chỉ là một điều kiện thực tế về mặt sinh học, mà nó có khả năng liên quan đến một cơ sở di truyền. Các cá nhân mắc phải chứng này thường có khuynh hướng có một bộ những thay đổi đặc trưng trong 12 gen giúp các cơ thể phản ứng với căng thẳng. Ở khía cạnh nuôi dưỡng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sự tương ứng giữa mức độ nghiêm trọng về hội chứng CFS của một người và các yếu tố gây căng thẳng được tích lũy trong suốt cuộc đời mà cô ấy/anh ấy phải đối mặt. Không những thế, một nghiên cứu riêng biệt đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng những trường hợp chấn sang tâm lý ở trẻ em, đặc biệt là do lạm dụng tình dục hoặc ngược đãi trẻ em – có tỷ lệ mắc hội chứng CFS tăng từ 4 đến 8 lần, xảy ra trong suốt đời sống sau này của họ. Và một nhà dịch tễ học người Thụy Điển cho thấy sự trầm cảm nặng – ngay cả khi nó đã diễn ra nhiều thập kỷ trước khi người ấy xuất hiện triệu chứng về CFS – có khả năng biểu hiện thành CFS tăng 64 phần trăm.
Rõ ràng những người có hội chứng CFS không phải là những người rối loạn giả bệnh hoặc là những người có bệnh hoang tưởng. Não và cơ thể của họ trở nên khác biệt đáng ngạc nhiên so với của những người khác trong việc xử lý những căng thẳng cực độ. Vậy phải chăng những trực giác về hồn ma cũng tuân theo nguyên lý tương tự?
Hãy xem xét những tiến bộ vượt bậc mà y học đã đạt được trong những năm gần đây, đang làm sáng tỏ nhiều tình trạng khác mà qua nghiên cứu tôi thấy có liên quan đến những trực giác bất thường: đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD). Nếu nhìn kỹ vào những tình trạng này, thì càng có nhiều bằng chứng cho thấy cảm xúc mạnh mẽ có tác dụng không thể phủ nhận và ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể con người. Một ngành khoa học đang phát triển mạnh, có tên gọi là ngành miễn dịch tâm thần kinh (psychoneuroimmunology) đã ra đời với mục đích khảo sát sự tương tác giữa các hệ thống thần kinh, hệ nội tiết và hệ thống miễn dịch—lấy những động lực về cảm xúc làm đối tượng nghiên cứu trung tâm.
Tuy nhiên, vấn đề cảm xúc chỉ vừa mới được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trong nhiều thế kỷ, các cảm giác không thể được theo dõi hoặc đo lường, vì vậy chúng đã bị các nhà khoa học bỏ qua. Nhưng bây giờ tất cả điều đó đã thay đổi.
Điều này rất đúng: chúng ta không biết những gì chúng ta không biết. Trích dẫn câu nói của Bertrand Russell thì: chúng ta không nên “tin” hay “không tin”, nhưng hãy gạt sang một bên những thành kiến của bản thân và tìm hiểu về nó. Nhà vật lý John Wheeler khuyên: “Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nên tìm thấy những điều kỳ lạ nhất và sau đó khám phá nó”.
Đó là bởi vì thành quả cho những nỗ lực tìm hiểu ấy là rất lớn. Nhưng để giải mã những bí ẩn về tâm linh thì điều kiện tiên quyết là phải nghiêm túc đối với những gì mà người ta đã báo cáo. Do bản chất tự nhiên của con người, nên đó không phải là một điều dễ dàng: nếu chúng tôi không có một kinh nghiệm đặc biệt như vậy, chúng tôi sẽ không dễ gì mà tin. Như Nietzsche đã quan sát thấy (và ngày nay điều này có thể áp dụng cho những ai rất nhạy cảm): “Những ai đã xem khiêu vũ và cho nó là điên rồ thì đó chính là người không thể cảm thụ được âm nhạc”. Sẽ rất khó làm nghiên cứu nếu bạn cảm thấy “vũ điệu” của những người cực kỳ nhạy cảm là lạc nhịp hay kỳ dị.
Tuy nhiên, theo lời của James Alcock, một nhà tâm lý học tại Đại học York ở Canada, “Đây là sự nghiên cứu về những điều bất thường mà có thể thúc đẩy khoa học tiến về phía trước. Những kinh nghiệm kỳ lạ và đáng chú ý—mà người ta đã báo cáo biết bao nhiêu năm qua—đã tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và hấp dẫn. Chúng ta chỉ có thể mở rộng kiến thức của nhân loại về hoạt động của con người và mở rộng lý thuyết về sự nhận thức khi có được sự hiểu biết về nguồn gốc của những kinh nghiệm như vậy”.
Đó là lý do tại sao những trực giác của người có sự nhạy cảm cao là rất có ý nghĩa. Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ chúng—về nhận thức tiềm thức, về cảm xúc, vai trò của tự nhiên và sự nuôi dưỡng, các mối quan hệ giữa người với người, và rất có thể là về tâm linh và vị trí của chúng ta trong sự sắp đặt lớn của mọi vật. Thời gian đã điểm. Như một người đã viết thư cho các biên tập viên của tạp chíNewsweek: “Tôi là người siêu linh … Đó không phải là điều mà tôi tìm kiếm. Tôi đã đè nén và từ chối nó… và tôi đã tranh luận không ngừng về nó, nhưng chỉ với bản thân mình… tôi đã bị thuyết phục rằng có một nhóm siêu linh thầm lặng đang hiện hữu trong văn hóa của chúng ta, bị nhạo báng và bối rối, họ thiếu những dữ liệu thí nghiệm có thể lặp lại được và đang chờ đợi để được quan tâm chú ý”.
Có lẽ những cá nhân như trường hợp nàynhững người đặc biệt nhạy cảmđã lưu giữ những cảm giác bị ma ám ở những nơi nhất định, một cách hoàn toàn tự nhiên và tự nhiên hơn nhiều so với phần còn lại chúng ta. Có lẽ toàn bộ vấn đề không nên được coi là thiểu số hay là sự thần bí nữa, mà nó nên được “đưa ra ánh sáng” bằng khoa học chân chính.
Michael-Jawer
Trong 15 năm qua, Michael Jawer đã và đang điều tra những dạng cơ bản về tâm lý – cơ thể thuộc về cá tính và sức khỏe. Các bài báo và các tài liệu của ông đã xuất hiện trên Tâm linh và Sức khỏe, Khám phá: Tạp chí Khoa học và Chữa bệnh, Noetic Now, và tạp chí Khoa học & Ý thức. Trước đây Jawer đã diễn thuyết tại Hiệp hội tâm lý Mỹ và được phỏng vấn bởi nhiều ấn phẩm. Cuốn sách mới nhất của ông, đã được viết với Marc Micozzi, MD, Ph.D là cuốn “Loại hình cảm xúc của bạn”. Website của cuốn sách làwww.youremotionaltype.com. Cuốn sách trước đó của ông có tựa đề “Giải phẫu tinh thần của cảm xúc”, trang web của là www.emotiongateway.com. Bạn có thể liên hệ với Jawer qua địa chỉ email:mjawer@emotiongateway.com.

Comments