Khai mở hết thảy bí ẩn về sứ mệnh của những lời tiên tri (P.1)

2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì mạt pháp, Pháp của ông không thể độ nhân được nữa, khi ấy “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ hạ thế truyền chân Pháp của vũ trụ, cứu độ chúng sinh.

Nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao mang ánh sáng của 5.000 năm văn minh Trung Hoa đi khắp thế giới. (Ảnh: Shenyun)

 Màn diễn lớn của lịch sử đang diễn những phân cảnh cuối cùng

Trong rất nhiều lời tiên tri đều tiên đoán rằng, xã hội nhân loại hiện nay chính là đang ở trong giai đoạn lịch sử cực kì đặc thù, sẽ có một đại sự phát sinh liên quan đến toàn thể nhân loại. Nhưng do rất nhiều người chịu ngăn trở của những quan niệm cứng nhắc rằng, sống chung chết chung, dù sao trời sập xuống ai cũng đều phải chịu, sẽ không phải một mình tôi chết. Nhưng sự việc không phải như thế! Lúc này nhìn thì thấy không có gì lạ, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, kì thực nó đã khởi động một cách âm thầm, thiên tượng biến đổi mang đến đại biến hóa cho nhân gian.

Con người đã bước một chân đến vực núi, đang ở ranh giới của sự hủy diệt mà không biết. Người đáng thương nhất là những người không biết sợ, họ không sợ trời không sợ đất, cái gì cũng không tin, cái gì cũng dám làm. Đây mới là sinh mệnh đáng thương nhất, sinh mệnh của họ là không có tương lai, không còn hi vọng. Người có duyên đọc đoạn văn này, dù tin hay không, hi vọng mọi người có thể tĩnh tâm lại, chăm chú đọc hết bài viết này, thật sự là rất tốt cho bạn.

Mọi người biết chăng, 5.000 nghìn năm lịch sử Trung Hoa tựa như một thiên đại bí mật. Theo “Càn Khôn Vạn Năm Ca” ở triều Chu, “Mã Tiền Khóa” triều Hán, “Thôi Bối Đồ” triều Đường, “Mai Hoa Thi” triều Tống, cho đến “Thiêu Binh Ca” triều Minh, từng triều đại người Hán thống trị ổn định và hòa bình lâu dài đều lưu lại cho chúng ta những tiên đoán chính xác. Càng thêm thần bí chính là, theo Khương Tử Nha triều Chu, Trương Lương triều Hán, Từ Mậu Công triều Đường, Miêu Quang Nghĩa triều Tống, lại đến Lưu Bá Ôn triều Minh, mỗi một quân sư bên cạch chân mệnh thiên tử khai quốc, họ đều là đạo sĩ.

Tất cả các quốc gia cổ đại sở hữu nền văn minh trên thế giới như Ai Cập, Babylon, đều được bao phủ trong sa mac. Người Ai Cập hiện nay cũng đã không còn giống với người Ai Cập cổ đại nữa, hiện tại người Iraq không phải là người thừa kế nền văn minh của người Babylon, văn minh Hy Lạp được người La Mã kế thừa một phần, sau đó bị cuộc xâm lăng của người Giec-Man mà hủy diệt. Văn minh Ấn Độ cổ cũng bị người Aryan càn quét, văn minh huy hoàng của người May-a cũng bị người Tây Ban Nha đốt sạch. Duy nhất có ghi chép và truyền thừa về nền văn minh cổ xưa không bị gián đoạn thì chỉ có văn minh Trung Hoa.

Lịch sử các dân tộc trên giới đều bắt đầu từ thần thoại. Hy Lạp cổ, Ấn Độ cổ, Babylon đều là như vậy. Trên thế giới cho dù có bao nhiêu dân tộc, trong sự khởi nguồn của lịch sử đều có sự trùng hợp đến bất ngờ. Thứ nhất là truyền thuyết con người tạo thành từ bùn đất; thứ 2 là đều có ghi lại ký ức về một giai đoạn đại hồng thủy; tương đồng thứ 3 là các chư thần giáng hạ thế gian cứu độ chúng sinh trong thời khắc cuối cùng của lịch sử vũ trụ.

Trung Hoa, tiên tri, 5.000 năm, Trong rất nhiều truyền thuyết đều lưu lại rằng, sẽ đến thời kỳ con người chờ đợi Thần quay trở về. (Ảnh: falunart)

Theo tiên đoán, Sáng Thế chủ sẽ đến để tiến hành đại thẩm phán cuối cùng. Theo Châu Phi, các Pharaông Ai Cập đợi chờ các vị thần đến thức tỉnh họ, người Maya Nam Mỹ đã tính toán về thời kì vũ trụ canh tân, mọi người đều đang chờ đợi một sự kiện trọng đại của lịch sử chắc chắn sẽ phát sinh. Mênh mông khắp trời đất, đều lưu lại những huy hoàng của nền văn minh cổ xưa được thuật lại trong những truyền thuyết.

Ngoại trừ “Lời tiên đoán Maya”, kể cả thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ, v.v… đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai. Càng làm người ta ngạc nhiên chính là, Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, “Giải mã kinh Thánh” cùng lời tiên đoán “Các thế kỷ” của Nostradamus, “Cách am di lục” của Hàn Quốc,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo, v.v… Đối với các lời tiên đoán tương lai, đều là hướng về ngày hôm nay, hơn nữa, tất cả những lời tiên đoán đó đều có chung một cái kết.

Trung Quốc từ xưa được xưng là Thần Châu, Trung Quốc cổ đại có rất nhiều nghệ thuật gia, nhà tư tưởng, nhà văn học, nhà khoa học, đều là bậc kẻ sĩ đại đức. Trí tuệ cùng những phát minh sáng tạo của họ phần nhiều đều không phải là tri thức khoa học tích lũy của con người trước đó, cũng không phải vì sự ham muốn của danh lợi mà có được, mà là đều là đang trong khi tu luyện mà có được. Ví như Kỳ Bá của thời kỳ Hoàng Đế, Y Doãn của triều nhà Thương, Khương Tử Nha thời Chu Văn Vương, Đông Phương Sóc thời Hán Vũ đế, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lý Thuần Phong đời nhà Đường, Lưu Bá Ôn triều Minh… họ đều là người tu luyện Đạo gia, lưu lại không ít những lời tiên đoán chuẩn xác cho hậu thế mấy ngàn năm.

Trung Hoa, tiên tri, 5.000 năm, Các bậc đại giác lưu lại không ít những lời tiên đoán chuẩn xác cho hậu thế mấy ngàn năm – Họ đều là những người tu luyện. (Ảnh: Internet)

Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo Nhiên, Liễu Tông Nguyên, Hạ Tri Chương, Vượng Bột, Vương Duy, Lưu Vũ Tích, v.v… cùng những tác phẩm văn học đã đi vào lòng người. Nhưng mọi người có thể không biết rằng, những tác phẩm xuất sắc lưu danh hậu thế từ thiên cổ, tác giả của chúng đều là những người tu luyện. Đại khoa học gia Trương Hoành của thời Đông Hán, Nam Bắc triều Tổ Xung Chi, Trầm Quát của Tống triều, Quách Thù Kính triều Nguyên, Tăng Nhất Hành nhà Đường, nhà khoa học tiên phong thời Trung Quốc cận đại Từ Quang Khải… họ đều là người tu luyện.

Y học gia thời cổ, như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Biển Thước, Lý Thời Trân… họ đều là người tu luyện. Mọi người đều thấy phương pháp trị bệnh của họ rất đặc biệt, liếc mắt một cái có thể biết được nguyên nhân căn bản của bệnh, hơn nữa phương thuốc sử dụng, hoàn toàn không giống với lẽ thường, thuốc vào là bệnh hết. “Sử ký” ghi lại rằng Biển Thước có đôi mắt thấu thị, có thể cách tường khán vật, thấu thị nhân thể, Hoa Đà nhìn thấy não Tào Tháo có khối u, còn Tôn Tư Mạc bản thân là người tu luyện đắc đạo, am hiểu trời giống như lịch pháp. Sách sử ghi lại, Lý Thời Trân mỗi lúc trời tối tĩnh tọa tu luyện, bản thân cũng giống như thần tiên vậy…

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Tại sao duy nhất chỉ có văn minh cổ đại Trung Hoa có quá trình ghi chép và truyền thừa là không bị gián đoạn? Tại sao Trung Quốc được xưng là Thần Châu? Tại sao Trung Quốc được gọi là Trung Quốc? Tại sao nói vở kịch 5.000 năm Trung Quốc là sân khấu? Vì sao trong lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại đã xuất hiện rất nhiều nhà tiên tri, với những lời tiên đoán hết sức chuẩn xác? Tại sao những lời tiên đoán đều nhắc đến thời đại này sẽ xuất hiện thánh nhân ở phương Đông? Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ cổ truyền Pháp, vì sao nói: ” Nhân thân nan đắc, trung thổ nan sinh, phật pháp nan văn”? (Tạm dịch: Thân người khó được, khó sinh ra ở vùng đất Trung thổ, Phật Pháp khó nghe và đắc được).

Hàm nghĩa của những lời này thật sự là gì? Vì sao trong kinh Thánh đề cập đến đấng cứu thế Vương của các Vương, Chúa của các Chúa giáng hạ, ngày tận thế và đại thẩm phán? Vì sao trong kinh Phật tiên đoán Phật Di Lặc sẽ đến thế gian? Chúa Giê-su, Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử – những vị thánh giả này giáng hạ nhân gian là vì cái kết cuối cùng của nhân loại này chăng?

Trung Quốc, vùng đất được gọi là miền đất Thần Châu thần bí, không lẽ là miền đất Thần đã lựa chọn. Dùng những lời tiên đoán tỉ mỉ kia làm kịch bản, lấy nền trời xanh làm phông diễn, đất vàng làm làm sân khấu diễn một vở kịch hơn năm ngàn năm lịch sử tại “Đất nước trung tâm của thế giới” hay sao?

Rốt cuộc chỉ là vì muốn giáo huấn chúng ta “Phân phân thế sự vô cùng tận, thiên số mang mang bất khả đào” (Nhao nhao thế sự vô cùng tận, số trời mênh mông khó tránh được). Còn triển hiện cho chúng ta rằng, Thần dùng pháp lực thần thông và trí huệ vô biên của họ để điều khiển lịch sử từng bước tiến về phía trước. Nói cho chúng ta biết lịch sử của cả nhân loại là một màn kịch lớn được đạo diễn có mục đích bởi Thần.

Hồng Khang, dịch từ soundofhope.org
Theo Tinhhoa



Comments