Người thông minh luôn cảm thấy ‘bất hạnh’ hơn người thường?

Những nghiên cứu cho thấy rằng người thông minh không cảm thấy hạnh phúc trước những gì mình có mà ngược lại họ cho rằng đấy là gánh nặng và sự đau khổ mà bản thân phải chịu đựng.

Những người thông minh thường có trí tuệ sắc sảo và khả năng sáng tạo vô biên. Đây được coi là niềm mong ước của nhiều người, nhưng bản thân những người thông minh liệu họ có cảm thấy hạnh phúc?

Vào năm 1926, nhà tâm lý họ Lewis Terman đã quyết định dùng chỉ số IQ để nghiên cứu một nhóm trẻ em tài năng. Ông đã chọn được 1.500 học sinh với chỉ số IQ từ 140 trở lên – 80 trong số đó có chỉ số IQ trên 170. Những em này làm thành một nhóm có tên gọi là ‘Termite’ và những thăng trầm trong cuộc đời họ vẫn còn được nghiên cứu cho đến ngày nay.

William James Sidis người có chỉ số IQ vào khoảng 250 – 300 được cho là cao nhất trong lịch sử.

Với sự thông minh vốn có, nhiều người trong nhóm này rất thành đạt, nổi bật nhất là Jess Oppenheimer, tác giả của loạt phim hài tình huống I Love Lucy vào những năm 1950. Mức lương bình quân của nhóm Termite cũng luôn gấp đôi mức bình quân của dân văn phòng.

Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người làm những công việc ‘khiêm nhường’ như cảnh sát hay thợ đánh máy chữ. Vì lẽ này, Terman kết luận trí tuệ không đi liền với sự thành công của cuộc đời. Sự thông minh của họ cũng không đem đến cho cho họ đời sống hạnh phúc. Mức độ ly dị, lạm dụng rượu bia và tự sát cũng giống như mức trung bình của nước Mỹ.

Áp lực bản thân

Trong những năm 1990, những người thuộc nhóm Termite còn sống được yêu cầu hồi tưởng lại những gì đã xảy ra trong quãng đời 80 năm của họ. Thay vì tự hào với những thành công, nhiều người đã cảm thấy ray rứt về những gì chưa làm được và tự cho rằng mình kém cỏi.

Cảm giác gánh nặng đó – nhất là khi so sánh với kỳ vọng của những người khác – là một hiện tượng lặp đi lặp lại ở nhiều trẻ em tài năng. Ví dụ điển hình nhất là thần đồng toán học Sufiah Yusof. Vào Đại học Oxford khi mới 12 tuổi, cô đã bỏ họ giữa chừng vì áp lực và bắt đầu phục vụ bàn. Sau đó cô trở thành gái gọi và giúp khán giả tiêu khiển bằng khả năng nhớ các đẳng thức.

Họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci đã có một cuộc đời nhiều giông tố.

Một vấn đề nữa cũng thường được nhắc đến là những người thông minh thường nhìn thấy rất rõ những mặt trái của thế giới. Trong khi hầu hết chúng ta hầu như không để mắt tới nỗi khổ hiện sinh, những người thông minh thường đau đáu nghĩ về cuộc sống nhân sinh hay sự ngu xuẩn của con người.

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học còn nhận ra rằng điều này có mối tương quan với trí tuệ trong lời nói. Ông phỏng đoán rằng những người có tài năng hùng biện thường có khả năng thể hiện những nỗi lo lắng bằng lời nói và chiêm nghiệm về nó. Điều này không nhất thiết là bất lợi. “Có lẽ những người này biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn đa số người khác,” ông nói và cho biết việc này giúp họ học được những bài học từ sai lầm.

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven đã có những ngày tháng đau khổ, bất hạnh.

Sự thật khó chấp nhận là người càng thông minh thì không có nghĩa là quyết định của họ càng khôn ngoan. Thật ra, trong một số trường hợp, sự thông minh khiến cho quyết định của họ trở nên ngốc nghếch.

Chưa hết, những người có chỉ số trí tuệ cao lại có xu hướng ít có khả năng nhận ra thiếu sót của mình ngay cả khi họ rất có khả năng trong việc đánh giá điểm yếu của người khác.

“Có rất nhiều những người làm những điều phi lý mặc dù họ có trí thông minh cao hơn mức bình thường trong thế giới chúng ta ngày nay,” Stanovich nói, “Những người lan truyền thông tin sai lệch trên mạng là những người có trí tuệ và giáo dục hơn mức bình thường. Họ cho rằng những người khác là kém cỏi hơn và thể hiện khả năng của mình bằng cách quậy phá điên rồ.” Rõ ràng, những người thông minh thường đi sai hướng một cách nguy hiểm.”

Theo ngaynay



Comments