Bí ẩn đằng sau câu chuyện cá voi dạt bờ ‘tự sát’ hàng loạt

Điều gì đã xảy ra với những con cá voi dạt bờ biển Tamil Nadul?

Hôm 11/1 vừa qua, có khoảng 81 con cá voi đuôi ngắn bỗng nhiên dạt vào bờ biển cạnh ngôi làng Mandapu, Ấn Độ. Ngư dân ở đây đã ra sức đẩy những chú cá voi ra biển để cứu chúng nhưng tất cả đều vô vọng.

Chính quyền cũng đã vào cuộc để tìm hiểu tại sao lại có vụ cá voi dạt biển lớn như vậy. Theo những báo cáo ban đầu cho thấy động đất chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đặc biệt trên.

Cựu giám đốc trung tâm khảo sát động vật học của Ấn Độ, K Venkataraman cho biết “Hôm thứ hai, một trận động đất có cường độ 6,5 độ richter và 6,9 độ richte đã đo được ở Philippines và Indonesia. Điều này có thể khiến cá voi mất phương hướng và đâm vào bờ.

Loài cá voi chỉ bị bệnh đồng loạt, di cư ồ ạt khi môi trường sống và hệ sinh thái của chúng bị xâm chiếm và do một số nguyên nhân khác. Khi phải đối mặt với những thay đổi, loài cá voi to lớn bị mất phương hướng, dạt bờ và cuối cùng là chết.

Nguyên nhân khiến cá voi đồng loạt dạt bờ

Động đất khiến cá voi mất phương hướng và chúng dễ trôi dạt vào bờ.

Khi mắc căn bệnh kì lạ, loài cá voi trở nên yếu đuối và mất khả năng kiểm soát.

Sự va chạm của tàu, lưới đánh cá khiến chúng bị tổn thương, nguồn nước bẩn ô nhiễm hoặc sự thay đổi nhiệt độ do rác thải công nghiệp cũng là một yếu tố khiến cá voi chết.

Rất nhiều trường hợp cá voi đồng loạt “tự sát”

Hiện tượng cá voi “tự sát” trước đó cũng đã xảy ra rất nhiều ở vùng biển New Zealand, Nam Phi. Hàng trăm con cá voi hoa bị mắc cạn trên bờ biển New Zealand do hệ thống tín hiệu làm nhiễu dưới nước của quan đội và những con cá voi mất phương hướng khiến chúng chết trên bờ.

Làm gì nếu gặp cá voi “tự sát”?

Nếu bắt gặp trường hợp đàn cá voi dạt biển như những trường hợp nêu trên thì cần nhanh chóng thực hiện những bước dưới đây:

Không chạm, không đẩy và đổ nước lên cá voi. Chúng là loài động vật hoang dã nên có thể cắn và gây nguy hiểm nếu con người chạm vào chúng.

Đừng đẩy chúng ra biển. Một số loai như hải cầu hoặc sư tử biển thường vào đất liền để “nghỉ ngơi”. Những chú hải cẩu mẹ thường để con chúng trong đất liền khi chúng đang kiếm ăn ngoài biển. Cần báp ngay cho trung tâm cứu hộ khi thấy trường hợp động vật biển dạt bờ.

Quan sát và chú ý các dầu hiệu đặc biệt, tình trạng của những con vật để báo cho trung tâm cứu trợ động vật hoang dã gần nhất.

Theo Ngaynay



Comments