Thiên tai nhân họa liên tục xảy ra tại Trung Quốc

Sáng ngày 20/12, sự cố lở núi tại khu công nghiệp Liễu Khê thuộc quận Quang Minh, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã vùi lấp nhiều nhà cửa. Bùn đất từ sườn núi đổ xuống vùi lấp khoảng diện tích hơn 100 ngàn m2 khu công nghiệp.

Sáng ngày 20/12, sự cố lở núi tại khu công nghiệp Liễu Khê thuộc quận Quang Minh, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông vùi lấp nhiều nhà cửa. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, diện tích khu bùn đất ở sườn núi trút xuống vào khoảng 380 ngàn m2, tương đương 53 sân bóng đá, độ dày vùi lấp khi trút xuống cao đến cả chục mét làm chôn vùi 33 tòa nhà. Tính cho đến 15:30 ngày 22/12, có 76 người mất tích.

Trên thực tế, sự cố này không phải do thiên tai mà là nhân họa. Trong tình hình không có động đất, mưa to, nhưng cả một khu bùn đất rộng lớn trên sườn núi bất ngờ trút xuống, vì thế sự cố này đặc biệt không bình thường.

Được biết, khối núi trút xuống này không phải núi tự nhiên, mà là “núi nhân tạo” do loại đất tạp tích tụ lâu ngày hình thành. Bộ Tài nguyên Quốc gia đã thừa nhận vấn đề này khi xác định “khối núi” đổ xuống là đống đất nhân tạo, trước đây nó trụ lại vì không có độ trượt.

Nơi sườn núi đổ xuống trước đây vốn là hiện trường khai thác đất đá bị bỏ hoang. Gần năm qua, khu hầm mỏ khổng lồ do hoạt động khai thác đất đá để lại đã biến thành nơi tích chứa bùn đất.

Theo phân tích của chuyên gia phụ trách địa lý và môi trường, tuy hôm sự cố xảy ra có một cơn mưa, nhưng về lý luận cơn mưa này không đáng kể để có thể làm lở núi. Nguyên nhân chính là do đống đất phế liệu tích tụ lâu ngày và chất lên quá cao, và không có hệ thống phòng hộ nào trụ giữ khối đất khổng lồ này. Do vị trí núi lở xuất phát từ nơi khá cao, khi trút xuống với khối lượng lớn nên sức phá hủy nặng nề. Theo tính toán, khối đất trút xuống khoảng 100 ngàn mét khối.

Diện tích khu bùn đất trút xuống khoảng 380 m2, tương đương 53 sân bóng đá, độ dày bùn đất khi trút xuống cao đến 10 mét, chôn vùi khoảng 33 tòa nhà với những mức độ khác nhau. (Ảnh: Internet)Diện tích khu bùn đất trút xuống khoảng 380 m2, tương đương 53 sân bóng đá, độ dày bùn đất khi trút xuống cao đến 10 mét, chôn vùi khoảng 33 tòa nhà với những mức độ khác nhau. (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, những sự cố tai nạn do nhân họa đang xảy ra ngày càng nhiều tại các thành phố lớn ở Trung Quốc Đại Lục. Tiêu biểu như vụ nổ ở Thiên Tân vào tháng Tám năm nay, vụ đám đông dẫm đạp nhau ở Thượng Hải trong ngày Tết, người chết đuối do mưa lụt ngay trong nội thành Bắc Kinh, báo động đỏ do sương mù ô nhiễm, và người dân tại nhiều thành phố không lạ gì với tình trạng khi đi bộ có thể bị rơi xuống cống nước bất cứ khi nào…

Những loại nhân họa kỳ lạ này nếu trước đây chỉ thấy trong phim ảnh thì bây giờ đã… thành hiện thực ở Trung Quốc Đại Lục.

Vụ nổ chấn động ở Thiên Tân

Kho chứa hàng Công ty Kho vận Quốc tế Thụy Hải ở Tân Hải Thiên Tân bị nổ vào khoảng 23:30 ngày 12/8/2015. (Ảnh: Internet)Kho chứa hàng Công ty Kho vận Quốc tế Thụy Hải ở Tân Hải Thiên Tân bị nổ vào khoảng 23:30 ngày 12/8/2015. (Ảnh: Internet)

Vụ nổ ở Thiên tân xảy ra tại Công ty Kho vận Quốc tế Thụy Hải vào khoảng 23:30 ngày 12/8/2015. Theo số liệu do nhà chức trách Trung Quốc công bố, nhà kho bị nổ chứa khoảng 40 loại hóa chất khác nhau, bao gồm 700 tấn chất có độc tố cao, chủ yếu là natri xyanua, 800 tấn nitrat amoni.

Con số tổn thất về người do chính quyền công bố sau cùng về vụ nổ này là 123 người chết, 50 người mất tích, 624 người phải nhập viện. Tuy nhiên, theo người dân và truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, con số người chết mà chính quyền công bố này là không đáng tin cậy, thực chất số người chết phải lên đến cả ngàn người.

Sự kiện dẫm đạp tại Thượng Hải

Hiện trường thảm họa. (Ảnh: Internet)Hiện trường thảm họa. (Ảnh: Internet)

Vào khoảng 23:35 ngày 31/12/2014, tại khu cầu thang đi lên sân thượng ở góc đông nam của quảng trường Than Trần Nghị, quận Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải, dòng người đi lên và đi xuống đã “va chạm” nhau và gây thảm họa chen chúc dẫm đạp làm 36 người chết.

Tuy nhiên, con số người chết mà chính quyền công bố mỗi khi thảm họa xảy ra đều có vấn đề. Con số người chết trong thảm họa này cũng không ngoại lệ. Trên trang mạng Sina Weibo ở Trung Quốc Đại lục nhiều người đã chia sẻ cho rằng, số người chết là hơn 70 người, bị thương hơn 300 người.

Mưa lụt Bắc Kinh

Ngày 21/7/2012 xảy ra trận mưa to kéo dài suốt 16 tiếng làm thành phố Bắc Kinh nước ngập mênh mông. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)Ngày 21/7/2012 xảy ra trận mưa to kéo dài suốt 16 tiếng làm thành phố Bắc Kinh nước ngập mênh mông. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Ngày 21/7/2012 xảy ra trận mưa to kéo dài suốt 16 tiếng làm thành phố Bắc Kinh bị ngập nước mênh mông, nhiều nhà cửa và ô tô bị chìm, giao thông tê liệt. Sự cố cũng lộ ra những công trình xây dựng ở Bắc Kinh có chất lượng kém, nhiều cầu cống bị phá hủy. Nhiều xe cộ, gia súc bị nước cuốn đi. Theo số liệu công bố của chính quyền Bắc Kinh, cơn mưa lụt này làm đổ 10.660 căn nhà, 1,62 triệu người bị ảnh hưởng, tổn hại về kinh tế là 11,64 tỷ Nhân dân tệ.

Số người chết trong vụ thiên tai này theo công bố của chính quyền ban đầu là 37 người, sau đó lại sửa thành 77 người. Tuy nhiên theo thông tin chia sẻ của nhiều người, với số nhà bị sụp đổ lớn như vậy thì con số người chết không thể ít như thế.

Chỉ một trận mưa to lại có thể khiến Thủ đô Bắc Kinh bị thảm họa như vậy khiến nhiều người cho rằng, nhìn bề ngoài thì thấy Bắc Kinh gọn gàng, phồn hoa, nhưng tính bền vững của cơ sở hạ tầng rất mỏng manh, chỉ qua một cơn mưa đã lộ rõ tất cả những tắc trách trong xây dựng của con người.

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục thì đây là trận mưa to nhất trong 61 năm qua, nghĩa là vào năm 1951 từng có trận mưa to tương tự. Khi đó hệ thống truyền thông của ĐCSTQ không thấy đưa tin Bắc Kinh bị ngập nước. Điều này chứng tỏ hệ thống thoát nước của xã hội cũ để lại còn tốt hơn hiện nay nhiều.

Theo Tạp chí Tranh Minh của Hồng Kông, cơn mưa này khiến ngay tại Trung Nam Hải cũng chìm ngập trong nước, thủy triều từ ngoài đổ vào cao đến 1,2 mét. Tuy nhiên điều kinh ngạc là tại công trình kiến trúc cổ Cố Cung lại hoàn toàn không bị ngập nước.

Theo Đại Kỷ Nguyên



Comments