Ngôi mộ bị mất tích của Cleopatra và Antony

Left: A painting of Cleopatra by John William Waterhouse, 1888. Right: "Death of Antony," by Jean Germain Drouais, 18th century. (Wikimedia Commons) Background: A file photo of pyramids in Egypt. (Redhouane/iStock)
Hình bên trái: Bức tranh Cleopatra do John William Waterhouse vẽ năm 1888. Hình bên phải: Bức tranh “Cái chết của Antony” do Jean Germain Drouais được vẽ vào thế kỷ 18. (Nguồn: Wikimedia Commons). Hình nền: Ảnh các kim tự tháp ở Ai Cập. (Nguồn: Redhouane/iStock)
Mark Antony và Cleopatra là một trong những cặp tình nhân nổi tiếng nhất trong thời kỳ cổ đại. Sau thất bại trong trận Actium vào năm 31 trước Công nguyên, hai người này phải trốn chạy Octavian (kẻ chiến thắng) sang Ai Cập nơi Cleopatra là nữ hoàng. Vào năm 30 trước Công nguyên, Ai Cập bị xâm chiếm; và sau trận Alexandria, Antony và Cleopatra đã chết, trong bối cảnh mà nhiều nhà sử học tin là họ đã tự vẫn (dù một số vẫn bảo lưu quan điểm rằng họ bị giết).
Dù thế nào thì dường như ngay cả cái chết cũng không thể chia rẽ hai người họ, nhiều nguồn lịch sử ghi chép rằng họ đã yên nghỉ ở bên nhau. Tuy nhiên, vị trí nơi chôn cất họ vẫn chưa được tìm thấy. Trải qua hai nghìn năm, ngôi mộ vẫn là bí ẩn của lịch sử.

Cái chết của Antony

"Death of Antony," by Jean Germain Drouais, 18th century. (Wikimedia Commons)
Bức tranh “Cái chết của Antony” do Jean Germain Drouais được vẽ vào thế kỷ 18. (Nguồn: Wikimedia Commons).
Trong cuốn “The Lives of the Caesar: Augustus”, nhà sử học thời La Mã là Suetonius (70 – 130 sau Công Nguyên) chép lại rằng Octavian đã ép Antony tự vẫn khi Antony “cố gắng thương lượng đến phút chót”. Còn nhà sử học Hy Lạp là Plutarch (45 – 120 sau Công Nguyên) lại đưa ra một quan điểm khác về cái chết của Antony trong cuốn “The parallel Lives: Antony”. Plutarch cho rằng Antony tự vẫn sau khi nghe hung tin về cái chết Cleopatra. Ngay sau cái chết của Antony, Octavian hăm hở đi bắt sống Cleopatra vì “Octavian nghĩ rằng chiến thắng của y sẽ vinh quang hơn rất nhiều nếu Cleopatra bị dẫn giải trong đoàn diễu hành ăn mừng”.

Cái chết của Cleopatra

Theo Plutarch, Cleopatra thà chết ở Ai Cập còn hơn là bị bắt sống để đưa tới Rome, vì nàng không thể chịu được ý nghĩ phải rời xa Antony. Plutarch đã kết nối những câu nói của Cleopatra trước khi tự vẫn: “Cho dù khi sống không gì có thể chia ly chúng ta, nhưng khi chết có thể chúng ta có thể phải xa nhau; chàng, một người La Mã, bị chôn vùi ở đây, trong khi thiếp, một phụ nữ bất hạnh nằm xuống ở Italy, chỉ có bấy nhiêu đất nước của chàng xem như phần của mình.”
"The Death of Cleopatra," by Reginald Arthur, 1892. Cleopatra is said to have used a snake to poison herself. (Wikimedia Commons)
Bức vẽ “Cái chết của Cleopatra” do Reginald Arthur vẽ năm 1892. Cleopatra được cho lầ tự vẫn bằng cách cho một con rắn độc cắn mình.

Nhà sử học người La Mã Cassius Dio (155 – 235 sau Công Nguyên) thuật lại rằng Cleopatra coi việc bị đem đi dẫn giải như một tù binh trên các con phố ở Rome là “khổ nhục gấp nghìn lần cái chết”, và đó là lý do nàng đã tự tay kết liễu cuộc đời mình.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý quan điểm cho rằng Cleopatra đã tự vẫn. Một giả thuyết phổ biến khác cho rằng Cleopatra đã bị sát hại bởi Octavian vì hắn muốn nắm quyền lực của toàn bộ Đế chế La Mã.

Lễ tang chung của Cleopatra và Antony


Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng Octavian đã để Antony và Cleopatra được chôn cất cùng nhau. Theo Cassius Dio: “Antony và Cleopatra được ước xác theo cùng một nghi thức và được chôn cất trong cùng một ngôi mộ”.
Trong ghi chép của Suetonius: “Octavian để cả hai người được mai táng một cách trang trọng và chôn cất cùng nhau, ra lệnh rằng lăng mộ mà hai người đã xây phải được hoàn thiện”. Plutarch nói thêm rằng Octavian vì ngưỡng mộ “tinh thần cao quý” của Cleopatra nên đã cho nàng được chôn cất cùng Antony theo “nghi thức vua chúa tráng lệ”.

Ngôi mộ bị mất tích

 Có thể ngôi mộ đã không được xây dựng giống như một cách hoành tráng, vì lo rằng nhiều người có thể dùng điều này để chống lại Octavian trong tương lai. Do vậy, ngôi mộ có thể được xem là không quan trọng, nên vị trí cũng như miêu tả của nó đều không được ghi chép lại cho hậu thế.
Mặc dù có rất ít tin tức còn sót lại liên quan tới ngôi mộ của Antony và Cleopatra, nhưng đây vẫn được coi là một phần của lịch sử của Antony và Cleopatra. Qua nhiều thế hệ, người ta vẫn suy tưởng về hình dáng của ngôi mộ. Ví dụ, một bản viết tay tiếng Pháp vào thế kỷ 15 có chứa một bức vẽ ngôi mộ của hai người. Cùng với nhiều tài liệu cổ đại cho rằng cặp tình nhân này được chôn cất cùng nhau. Có vẻ không hợp trình tự thời gian, nhưng ngôi mộ được miêu tả là xây dựng theo một phong cách kiến trúc Gothic Châu Âu (phong cách kiến trúc Gothic phổ biến ở Tây Âu từ thế kỷ 12 đến thể kỷ 16).

Tìm kiếm ngôi mộ

 Mặc dù rất được quan tâm, nhưng không có nhiều tiến triển trong việc tìm kiếm ngôi mộ bí ẩn này. Một số người suy đoán rằng Cleopatra được chôn cất trong cung điện của nàng nơi nàng đã tự vẫn. Trong khi cung điện này hiện nay nằm dưới mặt nước biển, nếu như vậy thì hài cốt của hai người này có thể đã không còn.
Năm 2009, nhà khảo cổ Ai Cập kiêm cựu Bộ Trưởng về các vấn đề Di tích cổ của Ai Cập là Zahi Hawass thông báo rằng ngôi mộ của Antony và Cleopatra có thể đã được tìm thấy. Địa điểm được cho là ở một ngôi đền thờ Osiris còn được gọi là Taposiris Magna (được xây dựng trong thời trị vì của Plotemy II) và nằm ở phía tây của thành phố Alexandria.
Lời đồn cho rằng đây có thể là vị trí chôn cất của Antony và Cleopatra là dựa trên việc tìm thấy một bức tượng nửa người đã bị phá hủy của Cleopatra, 22 đồng tiền có khắc hình của nàng và một mặt nạ được cho là của Antony. Thêm nữa, 27 ngôi mộ và 10 xác ướp cũng được tìm thấy. Mặc dù là một tin tức gây chấn động, nhưng cũng đã xuất hiện nhiều nghi ngờ cho rằng đây không phải là ngôi mộ của cặp tình nhân nổi tiếng này. Ví dụ, một nhà khảo cổ cho rằng việc Octavian cho phép những kẻ thù bị đánh bại của mình được chôn trong một ngôi đền trang nghiêm như vậy là điều không thể.
Có thể còn rất nhiều việc phải làm để tìm ra lời giải có thể làm hài lòng về bí ẩn cổ đại này.

Comments