Những đứa trẻ nhớ được ký ức khi còn trong bụng mẹ và khi được sinh ra

Website của trường Đại Học Virginia Khoa Y mô tả về ký ức trước khi sinh như sau: “Một số trẻ em có ký ức từ trước khi hay ngay khi được sinh ra. Trong các trường hợp kể lại về ký ức trước khi sinh của mình, một số trẻ nói rằng chúng nhận biết được các sự kiện đã xảy ra khi còn trong bụng mẹ, trong khi những trẻ khác kể về các sự kiện ở một thế giới khác hay ở trên thiên đàng.

“Đôi khi, trẻ em còn mô tả được quá trình sinh nở ra chúng mặc dù cha mẹ các em nói rằng không ai kể gì cho chúng. Dựa trên sự hiểu biết hiện tại về trí nhớ của trẻ sơ sinh, điều này là không thể xảy ra. Nhưng một số trẻ em vẫn có những ký ức như vậy”.

Mặc dù khoa học đã có một số tiến bộ trong việc tìm hiểu cách thức chúng ta lưu trữ và truy cập trí nhớ, nhưng nhìn chung đây vẫn còn là một bí ẩn.

Khi nói đến ký ức trước khi sinh, Mark L. Howe tại khoa tâm lý học của Đại học Lakehead tin rằng đó chỉ là sự tưởng tượng của một số người.

Điều này có thể là một trong những hiện tượng bí ẩn mà dường như có liên quan đến một ý thức tồn tại ngoài não bộ (như trẻ em có ký ức về cuộc sống quá khứ và thể hiện sự hiểu biết giống như người lớn từ khi còn bé)? Điều này sẽ giải thích việc ký ức trẻ em nhớ lại thường không được rõ ràng lắm vì nó phụ thuộc trình độ phát triển của não bộ.

Nó có thể là một quá trình kỳ lạ nào đó đã xảy ra mà theo đó thai nhi hấp thụ những ký ức chứa trong não của mẹ mình?
Sự kết nối giữa não của mẹ và con?

Trong một nghiên cứu của một nhóm tại Đại học Emory, các nhà nghiên cứu huấn luyện cho các con chuột trở nên sợ trước acetophenone, một mùi trái cây được dùng trong hương liệu anh đào, hoa nhài, hoa kim ngân và hạnh nhân. Những con chuột sẽ bị cú sốc điện khi ngửi mùi này, tạo ra cảm giác đau đớn liên quan đến mùi trái cây này.

Tác giả cuốn sách “Giải phẫu tâm linh cảm xúc” (The Spiritual Anatomy of Emotion) Michael Jawer giải thích: “mũi của chúng sẽ thích nghi cho phù hợp, tạo ra nhiều hơn loại tế bào thần kinh ứng với mùi đó, và não của chúng cũng thế, phát triển thêm vùng nhận dạng đối với mùi này.”

Phần đáng ngạc nhiên là: “Hậu duệ của những con chuột này, chưa bao giờ được tiếp xúc với mùi này – cũng cho thấy phản ứng sợ hãi và giật mình khi được cho ngửi.”

Não của những con chuột con cũng có nhiều hơn loại tế bào thần kinh giống những con chuột mẹ. Mũi của chúng cũng nhạy cảm hơn với mùi đặc biệt này. Ngay cả thế hệ thứ ba cũng bị ảnh hưởng.

Tất nhiên, việc chuột truyền phản ứng giật mình xuống cho đời con và việc người mẹ truyền lại ký ức phức tạp trong cuộc sống của mình sang em bé trong bụng là hai việc khác nhau.
Nhớ lại một tai nạn xe hơi khi còn trong bụng mẹ?

Một người dùng Reddit chia sẻ về ký ức trước khi sinh như sau: “Tôi có một ký ức sống động về việc mẹ tôi làm hỏng chiếc xe của bà trên đường trở về từ cửa hàng tạp hóa. Bà ấy đã cãi vã và la hét với cha tôi trên xe. Khi tôi hỏi mẹ tôi về điều đó trong những năm niên thiếu của tôi, bà ấy nói với tôi rằng lúc đó tôi vẫn chưa ra đời và còn trong bụng mẹ vào thời điểm đó. Cha tôi đồng thuận về chuyện này. Tôi cũng nhớ về ngày đầu tiên. Tôi ở trong lòng mẹ tôi khi bà được ngồi xe đẩy ra khỏi viện sau khi sinh ra tôi. Tôi nhớ trang trí bên trong tòa nhà và lớp kính bẩn, trang phục của y tá, quần áo của cha tôi, và chiếc xe mà họ đã đi. Cả cha và mẹ đều khẳng định trí nhớ của tôi là chính xác. ”

Một số ký ức trước khi sinh được trải nghiệm ở bên ngoài bụng mẹ. Người ta nhớ lại được môi trường xung quanh trông như thế nào. Một số ký ức thì rõ ràng được trải nghiệm trong bụng mẹ. Ví dụ, một người dùng Reddit chia sẻ trải nghiệm này: “Rõ ràng là khi tôi còn nhỏ, tôi nói với mẹ tôi là tôi đã ở một nơi tối tăm, chật chội và ấm áp. Có một tiếng đập lặp đi lặp lại nhưng nhẹ nhàng ở đằng sau, và tôi chỉ có thể thấy ánh sang màu đỏ mờ mờ khuếch tán ở trước mặt. Ánh sáng được tán ra như hình mạng lưới bởi những đường màu đỏ đậm hơn mà dường như có màu sắc thay đổi theo cùng xung nhịp với tiếng đập.

“Ký ức chỉ kéo dài một hai giây… Lúc đó tôi không biết là điều tôi mô tả là ở bên trong bụng mẹ. Bây giờ tôi không biết bao nhiêu phần là tôi nhớ được, bao nhiêu phần là tự nghĩ ra, nhưng có một thời điểm trong cuộc đời, ký ức đầu tiên của tôi là trước khi tôi được sinh ra. ”


Nhiều trải nghiệm như vậy được chia sẻ trên trang web www.Prebirthmemories.com, bao gồm lời kể sau đây: “Con trai 7 tuổi của tôi, Magnus, và tôi đã nói chuyện về tuyết. Tôi nói với con tôi là tôi yêu tuyết bởi vì kỷ niệm đầu tiên của tôi là đi xe trượt tuyết với cha và anh trai khi tôi lên 2.

“Sau đó tôi hỏi Magnus về kỷ niệm đầu tiên của nó. … Magnus mô tả là trong một nơi ‘tối’, chỉ ngồi đó lặng lẽ. Tôi hỏi nó có sợ hãi không, cậu bé trả lời, “Không, con cảm thấy rất TUYỆT!” Sau đó, nó nói rằng nó đã đứng ở trong một nơi mà nó gọi là nhà ‘’cây’’. Điều này làm tôi bối rối mất mấy ngày, sau đó tôi nhận ra rằng tường nội thất của nhà chúng tôi là màu xanh lá cây khi con tôi được sinh ra. Về sau chúng tôi đã sơn lại, nhưng vẫn để chừa màu sơn cũ ở chỗ giá sách. Tôi cho con tôi xem và đúng vậy, chính là cái màu xanh ‘đấy’. Tôi hỏi nó đã làm gì khi ở nhà màu xanh lá cây và cậu bé nói, “chỉ ngắm nghía thôi.” Sau đó, nó nói rằng nó lại trở lại nơi tối tăm và một giọng nói bảo nó rằng: “Đừng lo lắng, bạn sẽ xuống Trái đất sớm thôi.” Lúc này tôi nhận ra rằng tất cả điều này là ký ức trước khi sinh.

“Magnus nói rằng nó nhớ là nó đã nhìn thấy mình được sinh ra, ‘đứng phía sau màn cửa, quan sát.” … Tôi bảo nó kể lại những gì nó nhìn thấy và nó tả lại các y tá và tôi và mẹ như thế nào, và nó cũng nói là bác sĩ là nữ mà thực tế đúng là như vậy. Tôi không nhớ đã bao giờ nói với nó rằng [bác sĩ] … là một phụ nữ.”

Mặc dù Howe tin rằng ký ức như vậy được tạo ra bởi trí tưởng tượng và kỷ niệm thật sự chỉ có thể hình thành từ 18 tháng tuổi trở đi, ông cũng nêu ra câu hỏi thú vị về bản chất của những kỷ niệm lúc mới sinh trong bài nghiên cứu của mình, “Ký ức từ trong nôi.”

“Những kinh nghiệm được mã hóa trước khi trẻ biết nói có thể dễ dàng chuyển thành ngôn ngữ một khi trẻ bắt đầu nói?” Howe đặt câu hỏi. “Liệu khả năng nhớ lại sự kiện trước khi biết nói phụ thuộc vào mức độ đặc biệt của kỷ niệm đó, có thể kỷ niệm gây ra chấn động tâm lý, hay là có ý nghĩa cá nhân?… Liệu có những thay đổi trong việc lưu trữ ký ức làm cho trẻ quên đi những kỷ niệm còn bé? Ví dụ, việc tiếp thu kiến thức mới có làm biển đổi những ký ức đã có? Liệu sự thay đổi kiến thức, đặc biệt là về bản thân, làm thay đổi tầm quan trọng của kinh nghiệm, làm các sự kiện vốn có ý nghĩa cá nhân quan trọng trở thành sự kiện chỉ đơn giản là sự tò mò thú vị và dễ bị quên lãng? Cuối cùng, chúng ta cần phải nhớ lại quá khứ để những ký ức này gây tác động tới chúng ta?”.

Comments