Bên trong hố đen vũ trụ có tồn tại hố đen vũ trụ hay không?

Liệu có thực sự tồn tại sự sống ngoài trái đất và nếu có tồn tại thì sẽ ở trong những điều kiện hay hình thức nào luôn là đề tài khơi gợi trí tưởng tượng và suy đoán.

Ngay cả bản chất của vật chất tối và các hố đen cũng là một bí ẩn.
Minh họa vật chất tối

Mặc dù tất cả mọi lý thuyết đều chỉ là giả định cho đến thời điểm này, nhưng cũng khá thú vị khi suy ngẫm về khả năng tìm kiếm sự sống ngoài trái đất ở những nơi bí ẩn nhất vũ trụ. Dưới đây là những lý do giải thích tại sao chúng ta có thể tìm thấy người ngoài hành tinh trong vật chất tối hay trong hố đen vũ trụ.

Vật chất tối có thể làm ấm các hành tinh tốt hơn Mặt Trời

Mặc dù vật chất tối được ước tính chiếm đến 25 phần trăm vũ trụ mà chúng ta biết đến, nhưng các nhà khoa học chưa thực sự hiểu được vật chất tối là gì. Một giả thuyết phổ biến cho rằng nó được tạo thành từ một loại hạt tử khác biệt có thể gây ra sự phá hủy khi chúng va chạm vào nhau và giải phóng năng lượng trong quá trình va chạm.

Năng lượng này có thể làm ấm các hành tinh bên trong vật chất tối, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống, theo nhà vật lý học Dan Hooper và nhà vật lý thiên văn Jason Steffen tại Phòng thí nghiệm National Accelerator Fermi.

Ông Hooper giải thích trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với trang mạng Space.com rằng vật chất tối sẽ phải hiện diện ở mật độ rất dày đặc mới có thể sưởi ấm được sinh vật. Vì vậy, mặc dù vật chất tối hiện diện ở khắp nơi nhưng nó sẽ không có khả năng tạo điều kiện cho sự sống trên một quy mô lớn.

“Chúng ta đang nói về những môi trường hiếm có và đặc biệt, nhưng không phải là không thể có”, Hooper nói. “Bạn có thể có tất cả các yếu tố cơ bản cần thiết cho sự sống hữu cơ mà không cần đến một mặt trời”.

Các vật chất tối có thể làm ấm một hành tinh đến hàng nghìn tỷ năm, trong khi những ngôi sao có kích thước tương tự như Mặt Trời chết đi chỉ sau khoảng 10 triệu năm.

Hố đen có thể là nơi cư ngụ của những nền văn minh tiên tiến


Minh họa hố đen vũ trụ
Giáo sư Vyacheslav Dokuchaev thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Moscow đã đưa ra một giả thuyết khác thường về lỗ đen, được công bố trên Tạp chí Vũ trụ học và Vật lý các Hạt Thiên văn năm 2011 và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Đại học Cornell arXiv.org. Dựa vào lý thuyết cơ học thông thường thì bất kỳ vật thể nào nếu tiến vào trong một hố đen cũng sẽ bị nghiền nát hoặc bị xé tan thành từng mảnh.
Theo tính toán của Giáo sư Dokuchaev được mô tả trên kênh Discovery News, có thể có tồn tại các hành tinh ở bên trong các hố đen, và nếu có tồn tại một nơi như thế thì nhất định phải có một số nơi trong các hố đen có thể phát triển được sự sống. Ở những nơi như vậy, các hạt tử và các hành tinh có thể có quỹ đạo ổn định, mặc dù quỹ đạo của chúng sẽ không được bình thường.
Những hành tinh này có thể được sưởi ấm bởi các hạt photon trong cùng quỹ đạo và bởi điểm kỳ dị ở trung tâm của hố đen. Một điểm kỳ dị được cho là thứ rất nhỏ nhưng cực kỳ mạnh mẽ, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa biết được gì nhiều hơn thế. Các photon và điểm kỳ dị sẽ tạo ra các điều kiện cho sự sống tương tự như chức năng của một mặt trời.

Giáo sư Dokuchaev viết rằng: “Một hố đen khổng lồ không phải là nơi tốt nhất để sinh sống. Tuy nhiên, vẫn có những nhà vật lý xem xét đến khả năng tồn tại sự sống ở những nơi khắc nghiệt như vậy, và biết đâu đó chính là nơi sinh sống của một số chủng loài tiên tiến – những siêu nhân ngoài hành tinh”.
Stuart Gary, một phát thanh viên ở Đài phát thanh ABC của Úc, mô tả lý thuyết của ông Dokuchaev rằng: “Ý tưởng này quá xa vời, và có thể chưa hoàn thiện, nhưng nó cũng đặt ra những nghi vấn rất thông thái”.

Gary đã hỏi một nhà thiên văn học về những điều gì làm nên lý thuyết của Giáo sư Dokuchaev. Tiến sĩ David Floyd làm việc tại Đài quan sát thiên văn Úc và Đại học Melbourne nói với Gary rằng những điều kiện khác trong một hố đen có thể đối lập với lý thuyết của ông Dokuchaev, nhưng “Nếu xét về số lượng rất nhiều các hố đen trong vũ trụ, người ta vẫn có thể suy đoán rằng sẽ có thể tồn tại sự sống ít nhất là trong một hố đen nào đó nếu nó có một quỹ đạo thực sự ổn định. … Có lẽ là có cả những vũ trụ ở bên trong các hố đen”.

Comments