Khi việc thực hành thiền định ngày càng phổ biến, nhiều người sẽ tự hỏi ngồi lặng im trong một thời gian dài như thế mang lại lợi ích gì. Thực tế, thiền định có rất nhiều tác dụng, nhất là trong thời đại năng động và việc kiếm sống chiếm quá nhiều thời gian.
Thiền định đang ngày càng phổ biến và được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, nguyên nhân phần lớn là do đời sống vật chất hóa đã làm cơ thể người trở nên quá sức chịu đựng. Nhiều người chia sẻ cho nhau về lợi ích từ thực hành thiền, trong khi đó khoa học cũng ngày càng tiếp cận được nhiều tác dụng có lợi mà phương pháp này mang lại.
Theo đuổi một phương pháp thiền hiệu quả có thể giúp giảm căng thẳng, tinh thần hưng phấn, cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng chất xám trong não, hạ huyết áp, tăng trí nhớ, giúp con người trở nên hòa ái hơn, cùng nhiều lợi ích khác.
Tuy vậy trong thời gian đầu, một người mới tập dễ nản chí do mất kiên nhẫn, hoặc chưa thấy kết quả nào rõ rệt. Thật không dễ để tâm trí của một người mới tập lắng đọng lại và đi vào trạng thái tĩnh tại. Châu Á vốn là cái nôi của phương pháp Thiền định, nhưng do qua nhiều biến động của cuộc sống, mà hiện họ lại đang phải chạy đua theo lối sống Tây phương trong việc thực tập môn này, đồng thời không được giáo dục từ bé về tinh hoa của thiền định, dẫn đến e dè và khó khăn trong việc tiếp cận.
Điều gì xảy ra khi bạn thực hành thiền định?
Biến đổi của các phần trên não bộ trước và sau khi thực tập thiền định.
Một nhóm các nhà thần kinh học đại học Harvard đã tiến hành các nghiên cứu về thiền định và tác dụng của môn tập này lên não bộ. Nhóm Sara Lazar đã ghi danh tham gia 16 môn học về thiền trong khoản thời gian 8 tuần, nhằm đưa ra các kết quả thống kê liệu thiền định có mang lại thay đổi nào trong cuộc sống hay không.
Những người tham gia được hướng dẫn các bài tập thiền trong thời lượng 45 phút, và được khuyến khích thực hành hàng ngày càng nhiều càng tốt. Trung bình mỗi thành viên sau đó sẽ thực hành ít nhất 27 phút ngồi thiền mỗi ngày.
Britta Hölzel, sau đó đã công bố trên một bài báo: “Thật thú vị khi thấy hoạt động não bộ mềm mại hơn, thiền định đã đóng vai trò tích cực cải thiện não bộ và chất lượng cuộc sống.”
Thay đổi lớn nhất mà chúng tôi quan sát được là khi chúng ta đi vào thiền định là não bộ bắt đầu ngưng xử lý thông tin. Loại sóng Beta thường xuất hiện khi não bộ tiến hành hoạt động này giờ đây tụt giảm hẳn. Qua thiết bị chụp hình cộng hưởng từ (MRI), nhóm nghiên cứu đã quan sát được các vùng thay đổi trên não bộ một người dưới tác dụng của thiền.
Đi sâu hơn vào chi tiết, dưới đây là các vùng não bộ dưới ảnh hưởng của thiền định đã xuất hiện các biểu hiện khác nhau:
Thùy trán
Phần tiến hóa cao nhất của não bộ, chuyên xử lý về lý lẽ, tính toán, cảm xúc và nhận thức tự giác. Trong khi thiền định, vỏ não thùy trán thôi không hoạt động nữa.
Phần tiến hóa cao nhất của não bộ, chuyên xử lý về lý lẽ, tính toán, cảm xúc và nhận thức tự giác. Trong khi thiền định, vỏ não thùy trán thôi không hoạt động nữa.
Thùy đỉnh
Đây là phần não bộ chuyên xử lý thông tin cảm quan về thế giới xung quanh, định hướng, thời gian và không gian. Trong khi thiền định, hoạt động của thùy đỉnh chậm lại.
Đây là phần não bộ chuyên xử lý thông tin cảm quan về thế giới xung quanh, định hướng, thời gian và không gian. Trong khi thiền định, hoạt động của thùy đỉnh chậm lại.
Vùng đồi
Khu vực cầu nối giữa các giác quan, cơ quan này giúp một người tập trung vào một vấn đề bằng cách chuyển một số thông tin vào sâu hơn để phân tích trong khi tách các thông tin không cần thiết ra ngoài. Thiền định làm giảm tốc độ của dòng thông tin xâm nhập vào đến tối thiểu.
Khu vực cầu nối giữa các giác quan, cơ quan này giúp một người tập trung vào một vấn đề bằng cách chuyển một số thông tin vào sâu hơn để phân tích trong khi tách các thông tin không cần thiết ra ngoài. Thiền định làm giảm tốc độ của dòng thông tin xâm nhập vào đến tối thiểu.
Hệ thống lưới
Cơ quan tỉnh giác của não bộ chuyên đón nhận những kích thích bên ngoài đưa tới và đặt não bộ trong tình trạng sẵn sàng phản ứng lại. Trạng thái thiền định giúp bộ phận này thoát khỏi tình trạng căng thẳng do luôn phải cảnh giác, qua đó giúp chúng được “nguội” xuống và thư giãn.
Cơ quan tỉnh giác của não bộ chuyên đón nhận những kích thích bên ngoài đưa tới và đặt não bộ trong tình trạng sẵn sàng phản ứng lại. Trạng thái thiền định giúp bộ phận này thoát khỏi tình trạng căng thẳng do luôn phải cảnh giác, qua đó giúp chúng được “nguội” xuống và thư giãn.
Tiến sĩ Sarah Lazar cho biết thêm, công trình nghiên cứu lần này mang lại tiến bộ mới trong việc tìm ra những tác động cụ thể lên cơ thể người trong qua thực hành thiền định, không giới hạn ở phần bề mặt, như chỉ giúp một người cảm thấy khỏe hơn qua quá trình thư giãn.
Lợi ích xã hội nếu có thêm nhiều người chú tâm đến thực hành thiền
Nhóm khoa học bắt đầu xem xét những lợi ích mang lại cho xã hội và cả thế giới nếu mọi người bắt đầu thực hành thiền. Phải chăng khi con người trên toàn thế giới bắt đầu thiền định, họ sẽ có thêm những suy nghĩ chân chính, hạnh phúc, cảm giác được che chở và sự cảm thông đối với những người xung quanh?
Làm cách nào để giảm căng thẳng và có trí nhớ tốt hơn? Khi những thứ gây hại cho sức khỏe và cuộc sống , từ uống rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc Tây bừa bãi, các kênh truyền hình bát nháo,… tất cả đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, thì sẽ thế nào nếu bạn và xã hội dần loại bỏ những thứ trên ra khỏi cuộc sống qua thực hành thiền định, phải chăng thế giới sẽ lành mạnh hơn rất nhiều?
Thực tế, rất nhiều rắc rối trong thời buổi hiện nay xảy đến xung quanh chúng ta có gốc rễ từ việc con người mất chánh niệm và ngày càng trở nên ích kỷ đối với người xung quanh, và ngay cả bản thân mình.
Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định khiến mọi người dễ gần gũi, dễ chấp nhận và từ bi với người khác hơn. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ai cũng dễ nhìn ra vấn đề của người khác, thật không công bằng nếu chỉ tay phán xét một ai đó thay vì kết nối với họ một cách hòa ái và vui vẻ hơn.
Nhiều vấn đề chúng ta đang gặp phải trong thế giới ngày nay không phải đến từ hạn chế của các phương tiện xung quanh, mà do chính sự nông nổi đến từ nhận thức của con người. Để thay đổi thế giới từ căn bản, người ta không thể trông mong vào sự cải tiến từ các tiện nghi, mà phải thực sự bắt nguồn từ gốc rễ, một cuộc cách mạng triệt để trong tâm trí sẽ đem lại đổi mới triệt để về thế giới quan và nhân sinh quan.
Hãy giúp chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm này đến với những người bạn biết, những người bạn thương yêu và cả những người bạn… khó gần gũi.
Theo Tinhhoa.net
Comments
Post a Comment