Từ máy bay MH370 mất tích không dấu vết đến một thành phố rộng lớn ẩn bên dưới trái đất, năm 2014 để lại nhiều bí ẩn không lời giải đáp.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực khám phá được thực hiện trong năm vừa qua, nhưng thậm chí nhiều sự việc trong số này còn dẫn đến những nghi vấn phức tạp hơn.
Liệu trong năm 2015, những bí ẩn này có được làm sáng tỏ? Hãy cùng nhìn lại những sự kiện đón đợi câu trả lời vào năm 2015.
Một viên phi công trên máy bay thuộc lược lượng không quân hoàng gia New Zealand đang tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích MH370, hãng hàng không Malaysia Airlines, ngày 1/4/2014.
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đột nhiên biến mất không một dấu vết trong khi thực hiện lộ trình bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hồi tháng 3/2014. Tại thời điểm chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar, thời tiết rất quang đãng và không có tín hiệu khẩn cấp phát đi từ buồng lái.
Hoạt động tìm kiếm trên diện rộng đã được triển khai ở Ấn Độ Dương, nhưng không phát hiện bất cứ dấu vết khả nghi nào về chiếc Boeing 777 xấu số.
Cuộc tìm kiếm kéo dài trong 9 tháng sau đó đã rơi vào vô vọng. Mặc dù có nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng cho tới tận thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn không biết những gì đã xảy ra với chiếc máy bay. Toàn bộ 239 người trên máy bay được cho là đã thiệt mạng.
Núi lửa phun trào ở Iceland
Đợt phun trào của núi lửa Bardarbunga ở Iceland bắt đầu vào cuối tháng 8/2014 và vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Ngọn núi lửa có 3 điểm đặc biệt: lượng dung nham khổng lồ, lượng khí lưu huỳnh dioxit độc hại phun ra từ núi lửa và độ sụt lún đáng kinh hoàng của miệng núi lửa.
Bardarbunga tạo ra một dòng dung nham rộng khoảng 83 km2, lớn nhất ở Iceland kể từ vụ phun trào Laki vào năm 1783. Văn phòng Met ở Iceland nhận định "có lẽ đây là dòng dung nham lớn thứ 3 trên Thế giới" kể từ năm 1783.
Lượng chất khí thoát ra từ ngọn núi lửa đã ảnh hưởng đến tất cả các vùng của Iceland, đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này trong vòng 150 năm qua. Văn phòng Met cho biết lượng lưu huỳnh phát ra từ ngọn núi lửa này có thể đã vượt xa so với bất kỳ ngọn núi lửa nào loại này trên Trái đất.
Đợt phun trào này đã khiến miệng núi lửa Bardarbunga chìm xuống 56m, nuốt gọn một thiết bị GPS được lắp đặt để đo tốc độ chìm của núi lửa. Đây là mức độ lún lớn nhất của một miệng núi lửa ở Iceland trong thời hiện đại.
Hố sụt ở Siberia
Sau một vụ nổ không rõ nguyên nhân hồi tháng 7/2014, một miệng hố sâu 35m đã được phát hiện ở bán đảo Yamal Siberia (Yamal nghĩa là "tận cùng của thế giới" theo ngôn ngữ của cư dân bản địa).
Không lâu sau đó, hai hố sụt bí ẩn khác tiếp tục xuất hiện ở phía bắc của Nga. Các nhà khoa học tin rằng vụ nổ khí ga ngầm gây ra những hố sụt, nhưng họ không tìm được bằng chứng khẳng định cho giả thuyết đó.
Hồi tháng 11/2014, một nhóm các nhà khoa học, một bác sĩ và một nhà leo núi chuyên nghiệp đã trèo xuống hố để tìm hiểu thêm về nó, nhưng nguyên nhân tạo ra những hố sâu này vẫn là một ẩn số.
Kho báu toàn đồng tiền vàng được phát hiện tại California
Năm 2014, 1.400 đồng tiền vàng, trị giá khoảng 10 triệu USD, đã được khai quật tại sân sau nhà của một đôi vợ chồng sinh sống tại California sau hơn một thế kỷ được chôn giấu. Đôi vợ chồng này đã phát hiện ra 8 chiếc hộp thiếc đã có dấu hiệu mục nát, trong đó chứa đầy những đồng tiền vàng.
Câu chuyện càng trở nên kỳ bí khi người ta phát hiện ra rằng số tiền vàng này tương đương với 30.000 USD tại thời điểm đó, đã bị đánh cắp từ Sở đúc tiền Liên bang, đóng tại San Francisco vào năm 1901.
Walter N. Dimmick , cựu nhân viên của Sở này, đã bị cáo buộc về hành vi đánh cắp tiền, nhưng những đồng tiền chưa bao giờ được thu hồi lại.
Bí ẩn phía dưới cấu trúc phiến đá Stonehenge
Các nhà nghiên cứu phát hiện 17 di tích cổ xưa chưa từng được phát hiện, nằm dưới lòng Stonehenge.
Công nghệ bản đồ dưới lòng đất tiên tiến nhất đã phát hiện ra không phải Stonehenge luôn luôn đứng một mình. Bên dưới cấu trúc bằng đá 5.000 năm tuổi là một kho báu khảo cổ được tạo thành từ hàng ngàn di tích bao gồm đền thờ, gò chôn cất, hố sâu và những đặc tính không thể lý giải khác.
Trước đây, Stonehenge được cho là một công trình riêng biệt, độc lập, vì vậy phát hiện này đã đưa các nhà nghiên cứu đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
"Stonehenge có thể không còn như xưa nữa”, ông Vince Gaffney, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án cho biết.
Và đây mới chỉ là sự khởi đầu, do phần lớn các thông tin về địa điểm này vẫn chưa được phân tích.
"Những gì bạn biết được mới chỉ là những thông tin ban đầu so với khối lượng dữ liệu khổng lồ mà chúng tôi hiện có. Chúng tôi nghĩ cần ít nhất một năm nữa để tìm hiểu những điều kỳ bí này", ông Gaffney thông tin với Mashable.
43 sinh viên bị mất tích ở Mexico
Ghế ngồi xếp thành đống tại góc lớp học
Hơn 40 sinh viên thuộc một trường sư phạm đã biến mất ở Mexico sau khi cảnh sát nổ súng vào một chiếc xe buýt chở các sinh viên ở Iguala, Mexico City và trao 43 sinh viên này cho băng đảng Guereros Unidos.
Giới chức Mexico cho hay, đây là một vụ giết người dã man và phức tạp, hung thủ đã đốt xác nạn nhân và đổ tro cốt của họ xuống một con sông. Gần 80 người đã bị bắt giữ sau vụ bắt cóc, trong đó có một thị trưởng, vợ của ông này và một cảnh sát trưởng địa phương. Tuy nhiên, vụ việc sẽ không thể giải quyết cho đến khi tìm thấy thi thể của những người bị hại.
Lốc xoáy đôi ở Mỹ
Hồi tháng 6/2014, hai cơn lốc xoáy hình thành đồng thời, chỉ cách nhau khoảng 1,6 km, đã san bằng thị trấn nhỏ Pilger, thuộc vùng đông bắc bang Nebraska, khiến 2 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Đây là một hiện tượng thiên nhiên hiếm khi xảy ra. Cặp đôi lốc xoáy được xếp vào cấp độ EF-4, theo thang độ Fujita, mức cao thứ hai trong thang đo 5 cấp của Mỹ, với sức gió lên tới 320 km/giờ. Một trong hai cơn lốc “tấn công” trực tiếp vào Pilger, trong khi cơn lốc còn lại di chuyển về phía đông của thị trấn.
Sự tàn phá của cặp lốc xoáy này có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ. Vệ tinh của NASA đã chụp được những hình ảnh giống như một vết sẹo trên bề mặt Trái Đất, kéo dài khoảng 3 km.
Có rất nhiều điều bí ẩn về lốc xoáy mà các nhà khoa học chưa tìm được lời giải đáp. Ví dụ, họ vẫn không biết chính xác lý do tại sao những cơn bão sấm nghiêm trọng lại tạo lốc xoáy trong khi những cơn bão thông thường thì không.
Ngoài ra, cơn lốc xoáy đôi quét qua Pilger cũng mang lại điều bí ẩn khác, đó là làm thế nào mà hai cơn lốc xoáy lại cùng hình thành tại một thời điểm.
Greg Carbin, một nhà khí tượng học tại Trung tâm Dự đoán Bão cho hay, cơn lốc xoáy đôi này là một hiện tượng bất thường vì chúng ta hiếm khi được chứng kiến "một ví dụ sinh động về những trận lốc xoáy phức tạp."
Tàu ngầm tàng hình xuất hiện trên lãnh hải của Thụy Điển
Chiến hạm tàng hình HMS Visby của Thụy Điển tham gia chiến dịch tìm kiếm chiếc tàu ngầm lạ ở quần đảo Stockholm, Thụy Điển, ngày 19/10/2014
Gần đây, một vị tướng hải quân của Thụy Điển cho biết lãnh hải quốc gia này "đã bị vi phạm nghiêm trọng" hồi tháng 10/2014, nhưng ông không thể xác nhận danh tính của kẻ đứng sau vụ việc này.
Quân đội Thụy Điển tìm thấy dấu vết của một chiếc tàu ngầm bí ẩn nấp dưới vùng nước ở gần Stockholm, thủ đô của nước này và nhiều quan chức hướng nghi ngờ vào Nga.
Nhưng sau khi triển khai lực lượng liên tục quần thảo, dò tìm dấu vết xung quanh 30.000 hòn đảo thuộc quần đảo Stockholm, Thụy Điển đã ngừng cuộc tìm kiếm. Họ khẳng định đây là chiếc tàu ngầm của nước ngoài, nhưng không thể xác định “lai lịch” của nó.
Comments
Post a Comment