Trẻ em nhớ được ký ức từ tiền kiếp


Trái: (Ryan McVay/ Digital Vision/ Thinkstock) Phải: (Nadofotos/ iStock/ Thinkstock; chỉnh sửa bởi Đại Kỷ Nguyên); Phông nền: (Shutterstock*)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Nhiều nhà nghiên cứu đã điều tra kỹ lưỡng về trường hợp trẻ em nhớ được những ký ức từ kiếp trước. Trong rất nhiều trường hợp, những chi tiết mà các em bé đó cung cấp được xác nhận là trùng khớp (có lúc còn chính xác đến kỳ lạ) với một người đã khuất. Còn trong các trường hợp khác thì khó kiểm chứng hơn.
Ngay cả trong những trường hợp thuyết phục nhất, một số người vẫn cảm thấy đôi chút nghi ngại. Phải chăng cha mẹ đã tác động đến suy nghĩ của đứa trẻ bằng những câu hỏi dẫn dắt? Phải chăng các em đó có thể đã nghe được những thông tin từ trước đó và kể lại trong khi cha mẹ không biết về chuyện đó? Phải chăng do trí tưởng tượng quá phong phú hay ước muốn được quan tâm là tác nhân khơi mào cho câu chuyện về tiền kiếp? Liệu các yếu tố về xác suất có thể giải thích sự trùng hợp của “những ký ức” chính xác với người hoặc sự kiện có thực nào đó, hay có thể chỉ là những phỏng đoán may mắn.

“Phải chăng do trí tưởng tượng quá phong phú hay ước muốn được quan tâm là tác nhân khơi mào cho câu chuyện về tiền kiếp?”

Tâm lý học

Tiến sĩ Erlendur Haraldsson, nhà tâm lý và là giáo sư danh dự tại trường Đại học Iceland ở thủ đô Reykjavik, đã nghiên cứu 30 em ở Lebanon thường có biểu hiện kể về các ký ức từ tiền kiếp, và so sánh với nhóm thử nghiệm gồm 30 em nhỏ khác. Tiến sĩ Haraldsson đã đặt câu hỏi về việc liệu những em bé ấy có liên hệ sâu sắc với những người khác (bản thân họ trong đời trước) hay có cấu trúc tâm lý tương tự với những người mắc chứng đa nhân cách hay không?
Ông tiến hành kiểm tra những em bé để xem chúng có những khuynh hướng tách biệt hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa hay không. Tiến sĩ Haraldsson giải thích trong bài viết của ông có tựa đề: “Những em bé kể về trải nghiệm tiền kiếp: Liệu có thể giải thích bằng tâm lý học?” và được tổ chức Xã hội Tâm lý học Vương quốc Anh xuất bản năm 2003: “Khái niệm tách biệt được sử dụng để miêu tả một loạt các quá trình tâm lý, từ những thứ tuyệt đối bình thường, như việc phân tán sự chú ý và mộng du vào ban ngày, cho tới việc xuất hiện của chứng đa nhân cách trong cùng một con người với sự nhận thức hay hạn chế về người khác”.

“Mức độ tách biệt thấp hơn rất nhiều trong các trường hợp đa nhân cách và không liên đới về mặt lâm sàng”.

Tiến sĩ Erlendur Haraldsson

Ông nhận thức trẻ em nhớ được ký ức tiền kiếp “đã đạt được điểm số cao hơn nhờ biểu hiện mơ mộng, khả năng tập trung và tách biệt, chứ không phải do mức độ cô lập với xã hội và dễ bị ám thị”. Tuy nhiên, ông phát hiện rằng: “mức độ tách biệt thấp hơn rất nhiều trong các trường hợp đa nhân cách và không liên đới về mặt lâm sàng”.
Trong cùng bài báo, ông đề cập đến cuộc nghiên cứu thực địa[1] ở Sri Lanka. Ông nhận thấy những đứa trẻ thường kể về tiền kiếp sẽ mơ mộng nhiều hơn bạn cùng trang lứa, nhưng không có dấu hiệu cho thấy chúng có khuynh hướng bịa đặt những trải nghiệm không có thực. Và chúng cũng không dễ bị ám thị (điều khiển tâm lý) hơn. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Sri Lanka, ông nhận thấy những đứa trẻ này có vốn kiến thức lớn hơn, đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh ngắn, và học tốt hơn bạn cùng trang lứa.
Haraldsson đã trích dẫn nghiên cứu mang tính hệ thống của Tiến sĩ Ian Stevenson, từ những năm 60 của thế kỷ trước, về hàng nghìn trường hợp trẻ em nhớ lại được về tiền kiếp. Ông Stevenson đã quan sát rất nhiều đứa trẻ và nhận thấy hầu như chúng đều trưởng thành và đóng các vai trò thích hợp trong xã hội, đồng thời không thể hiện sự khác biệt rõ nét về mặt tâm lý so với bạn bè cùng trang lứa. Chỉ có một đứa trẻ Stevenson được theo dõi là bị mắc chứng tâm thần phân liệt khi trưởng thành.
Không có dấu hiệu nào cho thấy họ có xu hướng bịa đặt những trải nghiệm không có thực.

Sự thật?

Các nhà tâm lý học như Haraldsson và Stevenson đã rất nỗ lực để tìm kiếm tất cả các tác động tâm lý đáng nghi ngờ trong những trường hợp nhớ lại ký ức tiền kiếp mà họ điều tra.
Vào năm 1975, Tạp chí Liên hiệp Y khoa Hoa Kỳ, đã viết về Stevenson như sau: “Về lĩnh vực luân hồi ông đã trải qua bao khó khăn và kiên định thu thập một chuỗi các trường hợp chi tiết ở Ấn Độ, những trường hợp trong đó sẽ rất khó giải thích các bằng chứng dựa vào bất kỳ cách lý giải nào khác… Ông đã đưa ra lượng lớn thông tin được ghi nhận mà không thể bỏ qua”.
Vào năm 1994, Haraldsson đã xuất bản một bài báo có tựa đề: “Nghiên cứu bản sao về các trường hợp luân hồi của 3 nhà nghiên cứu độc lập” trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm linh Xã hội Hoa Kỳ, nêu ra những nghiên cứu chép theo bản sao công trình của ông Stevenson.

Trong 80% tổng số 123 trường hợp, thông tin về một người chết được xác nhận đã có sự trùng khớp đáng ngạc nhiên so với một số hoặc tất cả lời tuyên bố các em nhỏ”

- Tiến sĩ Erlendur Haraldsson.

Ông đã rút ra tổng kết như sau: “Cho tới nay, Jűrgen Keil đã nghiên cứu 60 trường hợp ở Myanmar, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ; Erlendur Haraldsson nghiên cứu 25 trường hợp ở Sri Lanka; và Antonia Mills nghiên cứu 38 trường hợp ở miền bắc Ấn Độ… 80% trong tổng số 123 trường hợp, thông tin về một người đã chết được xác nhận là có sự trùng khớp đáng kinh ngạc so với một số hoặc tất cả lời kể của các em nhỏ… Trong 99 trường hợp được xác nhận, thì nhân vật đứa trẻ tự nhận là mình trong tiền kiếp không hề quen biết với gia đình đứa trẻ chiếm 51%, thân quen chiếm 33%, và liên quan chiếm 16%. Trong tổng số 123 trường hợp, chỉ một trường hợp (một nghiên cứu của Mills] dường như có thể là một trò lừa phỉnh có chủ ý hay một sự tự lừa dối bản thân”.
Bài viết này bao gồm một số ví dụ về các trường hợp trong đó chi tiết của những ký ức đã được xác nhận. Một trong những trường hợp đó là của Engin Sungur, sinh tháng 12 năm 1980 ở Bệnh viện Antakya, Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ.

“Ít nhất, họ đã đặt ra câu hỏi về cái gì có thể dẫn tới việc những đứa trẻ tin rằng chúng nhớ được các sự kiện mà một trong số chúng đã báo cáo”.

Tiến sĩ Jim Tucker

Trường hợp của em Sungur ở Thổ Nhĩ Kỳ

Khi Sungur còn nhỏ, em được đi chơi cùng gia đình bên ngoài làng Tavla, nơi em sinh ra. Trên chuyến đi, em đã chỉ về ngôi làng tên là Hancagiz và nói rằng em từng sống ở đó. Em nói, tên của em lúc đó là Naif Cicek và đã đến Ankara trước khi qua đời.
Quả thật, đúng là có một người tên là Naif Cicek đã qua đời tại làng Hancagiz cách đó một năm, trước khi Sungur sinh ra, nhưng gia đình Sungur không biết chuyện đó trong một khoảng thời gian. Gia đình Sungur không tin lời em kể để tới kiếm chứng ở ngôi làng đó, nơi em từng sống ở kiếp trước.
Một ngày sau, khi con gái của ông Naif Cicek đến làng của Sungur chơi, trước đó hai gia đình Sungur và Cicek từng quen biết nhau. Khi Sungur gặp cô gái, em liền nhớ ra và nói: “Ta là cha của con”.
Cuối cùng, mẹ của Sungur đã đưa cậu đến làng Hancagiz để gặp gỡ gia đình Cicek. Em bé đã nhận diện chính xác một số thành viên trong gia đình, bao gồm góa phụ ông Cicek. Em chỉ vào cây đèn dầu trong nhà Cicek và nói, em đã tự mình làm nó. Em nói tiếp, con trai của em đã từng đâm cậu bằng chiếc xe tải khi đang lùi xe về phía sau.
Tất cả những điều Sungur nói đều chính xác, chúng đều khớp với các chi tiết về cuộc đời của Cicek. Một số lời kể khác thì chưa thể xác nhận, nhưng em chưa hề kể lời nào thiếu chính xác.

“Tất cả những điều Sungur nói đều chính xác, chúng đều khớp với các chi tiết về cuộc đời của Cicek”.

Tiến sĩ Jim Tucker, người nối nghiệp ông Stevenson trong các nghiên cứu về luân hồi tại trường Đại học Virginia, đã hồi tưởng lại các trường hợp tương tự, trong đó có thể xác nhận được các chi tiết về những ký ức tiền kiếp của một đứa trẻ, trong quyển sách của ông với tựa đề: “Trở về Cuộc sống: Các trường hợp phi thường về những trẻ em nhớ được tiền kiếp”. Nhưng, “Ít nhất, họ đã đặt ra câu hỏi về cái gì có thể dẫn tới việc những đứa trẻ tin rằng chúng nhớ được các sự kiện mà một trong số chúng đã kể lại”.

Trường hợp một bé gái ở Canada

Tiến sĩ Tucker đã đưa ra một vài ví dụ, một trong số đó bao gồm một bé gái từ Canada với khả năng nhớ lại tiền kiếp khi em từng là một người phụ nữ lớn tuổi. Cha cô bé không có hứng thú với môn khúc côn cầu. Thực ra, ông luôn tránh xem hay đề cập đến nó, vì ông đã có những trải nghiệm tồi tệ với môn này; cha ông (ông ngoại bé gái) rất đam mê khúc côn cầu và việc ông (cha bé gái) không hứng thú với môn này đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa họ.
Bé gái Hannah, 3 tuổi, từng hỏi cha tại sao con trai của con không đến đón con tới xem các trận khúc côn cầu. Khi cha em liền hỏi: “con trai của con” đã làm điều đó lúc nào? Bé Hannah trả lời, “Ba biết đấy, khi con từng là một người phụ nữ lớn tuổi”.

“Điều gì có thể khiến một bé gái 3 tuổi, đặc biệt khi trong gia đình bé không có ai thích môn khúc côn cầu, lại có thể kể về việc em từng là một người phụ nữ lớn tuổi và mong muốn cậu con trai dẫn mình đến xem các trận đấu khúc côn cầu?”

Tiến sĩ Jim Tucker

Sau đó, Em đã nói thêm về con trai mình và đưa ra các chi tiết như là chiếc xe ô tô màu trắng đã gỉ, mà con cô vẫn lái, cũng như chiếc áo da của cậu ta.
Tiến sĩ Tucker đã viết: “Mặc dù không thể xác minh được những lời nói của đứa trẻ trong trường hợp này, tôi cảm thấy điều này rất kinh ngạc. Điều gì có thể khiến một bé gái 3 tuổi, đặc biệt khi trong gia đình bé không có ai thích môn khúc côn cầu, lại có thể tưởng tượng được việc em đã từng là một người phụ nữ lớn tuổi mong muốn được con trai dẫn đến các trận đấu khúc côn cầu?”
Theo dõi @TaraMacIsaac trên Twitter, ghé thăm trang Epoch Times Beyond Science trên Facebook, và đăng ký nhận tin từ trang Beyond Science để tiếp tục khám phá các lĩnh vực mới của khoa học!
*Ảnh một dải thiên hà từ Shutterstock
[1]: Nghiên cứu thực địa (field research), hay còn gọi là nghiên cứu điền dã, là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu sách vở. Loại nghiên cứu này có nguồn gốc hình thành từ nhân loại học (anthropology), đôi khi nó được gọi là “phương pháp nghiên cứu tham dự” (participant research), hoặc được coi chính là bộ môn dân tộc học nằm trong nhân loại học.
Thuật ngữ “nghiên cứu thực địa” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa là một hình thức tham khảo chung để thu thập hoặc lấy những thông tin mới bên ngoài phòng thí nghiệm hoặc nơi làm việc.
Các phương pháp quan sát tham dự (participant research), thu thập dữ liệu (data collection) và nghiên cứu khảo sát (survey research) là các ví dụ về nghiên cứu thực địa, tương phản với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (experimental or lab research).

Comments