Một thiên thạch khổng lồ đang lao nhanh vào Trái Đất

Một thiên thạch khổng lồ có đường kính hơn 1.000m đang lao nhanh trong vũ trụ với vận tốc 38.000 dặm/giờ và có khả năng sẽ đâm vào Trái Đất.

Tờ Dailystar dẫn lời các nhà khoa học cho biết, thiên thạch đó mang mã số 1950 DA, có đường kích khoảng 1 km và đang lao đi với vận tốc 14,5 km/giây hướng thẳng về Trái đất. Theo dự đoán cứ với tốc độ như vậy thiên thạch này sẽ tiến tới Trái Đất vào ngày 16/3/2880.
Thiên thạch khổng lồ đang lao với vận tốc 38.000 dặm/giờ. (Nguồn: Getty)
Thiên thạch khổng lồ đang lao với vận tốc 38.000 dặm/giờ. (Nguồn: Getty)


Theo tính toán của các nhà khoa học, nguy cơ thiên thạch này đâm vào Trái đất là 1/300. Khi đâm vào Trái đất với vận tốc 61.155 km/h, thiên thạch này sẽ tạo ra một vụ nổ tương đương với 44.800 triệu tấn thuốc nổ TNT, kéo theo đó là sóng thần và hiện tượng thay đổi khí hậu trên toàn cầu, có thể nuốt chửng các thành phố và tiêu diệt hơn 99% sự sống trên Trái Đất.

NASA phân loại bất cứ thiên thạch nào có đường kính từ 50m trở lên đều có khả năng hủy diệt các thành phố, nên thiên thạch 1950 DA thực sự là một mối nguy hiểm.
Trước đây các nhà khoa học đã đề xuất phương án sử dụng vũ khí hạt nhân để làm nổ tung thiên thạch này trước khi nó đâm vào Trái Đất. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Tennessee, Mỹ đã phát hiện ra rằng biện pháp này có thể khiến thiên thạch vỡ làm nhiều mảnh, gây ra nhiều vụ nổ tồi tệ hơn trên Trái đất.
Nghiên cứu viên Ben Rozitis cho rằng nếu trọng lực là thứ duy nhất kết dính thiên thạch này thì lực quay đã khiến nó bay ra xa khỏi Trái đất. Thiên thạch này quay nhanh đến mức ở đường xích đạo của nó gần như không có trọng lực, và nếu có phi hành gia nào đặt chân được lên thiên thạch này, anh ta sẽ bị bắn tung vào vũ trụ ngay lập tức.
Sự hiện diện của lực kết dính đã được các nhà khoa học dự đoán ở một vài thiên thạch nhỏ trước đây, song họ vẫn chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục về loại lực đó.
Ben Rozitis, một nhà nghiên cứu ở Đại học Tennesse cho biết: "Từ sau vụ ảnh hưởng của thiên thạch năm 2013 ở Nga, mối quan tâm tới việc làm thể nào để đối mặt với những thiệt hại có thể xảy ra do va chạm với thiên thạch đang là chủ đề nóng hiện nay. Chúng ta cần hiểu biết về sự gắn kết của các thiên thạch để có thể lập chiến lược tự bảo vệ trước những va chạm trong tương lai".
Trong vụ thiên thạch lao xuống với vận tốc 19 km/giây phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, khoảng 1.500 người đã bị thương vì sóng xung kích của vụ nổ mạnh gấp 30 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.
66 triệu năm trước đây, một thiên thạch cực lớn đã đâm xuống Mexico và hủy diệt sự sống của những con khủng long cuối cùng cũng như hầu hết hệ thực vật trên Trái Đất.

Comments