Đàn áp Pháp Luân Công, hàng trăm quan chức cấp cao ở Trung Quốc bị sa lưới và báo ứng

Tại Trung Quốc trong hơn 3 năm qua, chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, thường được gọi là chiến dịch “đả hổ”, đã loại bỏ hàng trăm quan chức cao cấp của Chính phủ và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2015, có gần 800 “con hổ” cấp cao đã bị kết tội tham nhũng, trong đó 133 quan chức cấp nhà nước và cấp tỉnh, 656 quan chức cấp thấp hơn.

Nhưng có một điều ít khi được đề cập trên truyền thông chính thống ở Trung Quốc và quốc tế là hầu hết những “con hổ” sa lưới đều liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong 16 năm qua, ở các mức độ khác nhau.

Những quan chức sa lưới này, tất cả đều là tay chân của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và đã thực thi theo chính sách đàn áp Pháp Luân Công của ông ta.

Đàn áp và Tham nhũng

Trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, hàng chục triệu học viên vô tội đã bị ngược đãi chỉ vì niềm tin của họ vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bi kịch của họ bao gồm: bị bắt giữ, giam cầm, bỏ tù, tra tấn, tẩy não, lao động ép buộc, và nhiều hình thức khác. Theo báo cáo từ Minh Huệ Net, có trên 3.900 trường hợp xác nhận bị tra tấn đến chết trong trại giam. Con số thực tế còn cao hơn rất nhiều nhưng việc truyền tin tại Đại Lục bị kiểm duyệt gắt gao, nên chưa thể thống kê được hết. Đồng thời, hơn 100 kiểu tra tấn khác nhau đã được dùng nhằm ép buộc học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Tội ác lớn nhất trong cuộc bức hại tàn bạo này là thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống để bán thu lợi nhuận. Sự tàn ác này được gọi là “một dạng ma quỷ mới chưa từng có trên Trái Đất.” (Xem thêm)

Do số lượng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc quá đông (trước năm 1999 có trên 70 triệu học viên) nên chiến dịch đàn áp ở nước này đã phải huy động cả hệ thống chính trị, từ tất cả các cấp quản lý nhà nước. Để duy trì động lực cho đàn áp, ông Giang Trạch Dân, người tự ý phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, và tay chân của ông ta đã khuyến khích môi trường tham nhũng như là một cách để toàn bộ các quan chức ngoan ngoãn phục tùng.

Nhiều quan chức nhìn thấy cơ hội thăng tiến và tiền thưởng khi thực hiện các chủ trương đàn áp. Khi tích cực đàn áp Pháp Luân Công, họ có thêm vị thế chính trị và có cơ hội giành được các khoản lợi lộc. Thăng tiến bằng cách bắt giữ và tra tấn học viên Pháp Luân Công đã trở thành con đường quan lộ phổ biến ở Trung Quốc.

Giờ đây chính các quan chức này lại bị truy tố vì tội tham nhũng.

Ở Trung Quốc, rất nhiều người thuộc mọi giai tầng đều hiểu rằng: các quan chức tham gia đàn áp Pháp Luân Công đều là những kẻ tham nhũng, và việc họ sa lưới hôm nay là quả báo vì họ tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Ai là những con hổ sa lưới?

Báo cáo dưới dây tóm tắt 106 quan chức cấp nhà nước và cấp tỉnh đã bị bắt, bị điều tra. Mỗi quan chức này đều từng tham gia tích cực vào chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Quan chức cấp nhà nước:

1. Chu Vĩnh Khang

Ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, là trường hợp điển hình của kẻ cơ hội chạy theo phong trào đàn áp. Nhờ tích cực tham gia chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, ông ta được thăng chức nhiều lần, và trở thành thành viên Ban Thường trực Bộ Chính trị – trung tâm quyền lực ở Trung Quốc. Khi đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật cả nước, ông Chu Vĩnh Khang cũng phụ trách Phòng 610, một tổ chức giống với Gestapo của Đức Quốc xã và là lực lượng chỉ đạo đàn áp, đặc biệt trong việc thu hoạch nội tạng người.

Ông Chu bị kết tội vào tháng 7/2014 vì hối lộ, lạm dụng quyền lực, và tiết lộ bí mật nhà nước, và bị tù chung thân từ tháng 6/2014. Các tay chân của ông ta trong các cơ quan khác nhau như Ủy ban Chính trị và Pháp Luật, ngành Dầu khí, tỉnh Sơn Đông, cũng đều bị mất chức. (Xem thêm)

Cựu trùm An ninh Chu Vĩnh Khang bị tuyên án chung thân trong phiên tòa xét xử ngày 11/6/2014. (Nguồn: YouTube)Cựu trùm An ninh Chu Vĩnh Khang bị tuyên án chung thân trong phiên tòa xét xử ngày 11/6/2014. (Nguồn: YouTube)

2. Quách Bá Hùng

Ông Quách Bá Hùng – con hổ lớn nhất trong quân đội – từng là Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương. Ông Quách là cấp phó của Giang Trạch Dân trong lĩnh vực quân đội và là nhân vật quân đội tích cực tham gia đàn áp.

Ông ta bị bắt vào tháng 4/2015, và bị chuyển sang Tòa án quân sự từ tháng 7/2015. (Xem thêm)

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung2

3. Từ Tài Hậu

Giống như ông Quách Bá Hùng, ông Từ Tài Hậu từng là Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cùng với ông Quách, ông Từ thúc đẩy chiến dịch đàn áp và cho các tổ chức quân đội thu hoạch nội tạng người.

Ông Từ Tài Hậu bị điều tra từ tháng 3/2014. Vào tháng 6/2014, ông ta bị xét xử tại tòa án binh. Cuối năm 2014, tờ báo quân đội lớn nhất Trung Quốc gọi ông Từ là “kẻ đào mỏ,” “kẻ xấu xa nhất đất nước.” (Ngày 15/3/2015, ông này đã chết vì bệnh ung thư) (Xem thêm)
Từ Tài Hậu (bên phải) cùng Bạc Hy Lai tại một hội nghị ở Bắc Kinh năm 2012. Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai đã thiết lập mạng lưới thu hoạch nội tạng ép buộc ở tỉnh Liêu Ninh (Ảnh: The Epoch Times)Từ Tài Hậu (bên phải) cùng Bạc Hy Lai tại một hội nghị ở Bắc Kinh năm 2012. Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai đã thiết lập mạng lưới thu hoạch nội tạng ép buộc ở tỉnh Liêu Ninh (Ảnh: The Epoch Times)

4. Bạc Hy Lai

Ông Bạc Hy Lai là kẻ thực hiện chính chương trình cưỡng bức mổ cướp tạng. Ông ta từng là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư tỉnh Trùng Khánh.

Khi ông Bạc phụ trách tỉnh Liêu Ninh, ông ta đã tích cực chỉ đạo chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công và là người thúc đẩy cưỡng bức mổ cướp tạng. Ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ông ta lập lên một “nhà máy tử thi,” nơi nhựa hóa các tử thi, phục vụ cho các cuộc triển lãm “cơ thể” lớn trên thế giới. Hầu hết tử thi là các học viên Pháp Luân Công bị giết hại. (Xem chi tiết)

Ông Bạc bị điều tra về tội danh tham nhũng từ tháng 3/2012, và kết tội vào tháng 10/2012. Tháng 9/2013, ông ta bị kết án tù chung thân.

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung4

5. Lệnh Kế Hoạch

Ông Lệnh Kế Hoạch là Phó Chủ tịch Chính hiệp và Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng. Ở vai trò thứ 2, ông Lệnh đã mở rộng chính sách đàn áp ra bên ngoài Trung Quốc. Ông ta kiểm soát các cơ quan tấn công Pháp Luân Công ở Mỹ, Hồng Kông, và Đài Loan.

Ông Lệnh bị điều tra vào cuối năm 2014 và bị bắt vào tháng 7/2015 vì tội hối lộ. (Xem thêm)

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung5

6. Trần Lương Vũ

Ông Trần Lương Vũ là Ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Là thành viên thân cận của Giang Trạch Dân, ông Trần đã tích cực chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công ở Thượng Hải.

Ông Trần Lương Vũ bị truy tố vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực vào tháng 9 năm 2006. Tháng 4/2008, ông ta bị kết án 18 năm tù.

Shanghai's Communist party secretary Chen Liangyu declares starting construction of Jiangan shipyard during the ceremony on Friday, June 3 in Changxing Island where is located in the estuary of Yangtze River, Shanghai, China. Jiangan Shipyard plans that the production capacity of ship will reach 8 million ton in another 10 years. (Photo by Ritsu Shinozaki)
Ông Trần Lương Vũ (Ảnh: Ritsu Shinozaki)

7. Tô Vinh

Ông Tô Vinh là Phó Chủ tịch Chính hiệp, đã tích cực thực hiện đàn áp khi ông ta là Bí thư tỉnh Giang Tây và Cam Túc. Ông Tô là Trưởng Phòng 610 cấp tỉnh và trực tiếp điều hành các trung tâm tẩy não ở Giang Tây. Tháng 11/2004, ông ta bị các học viên Pháp Luân Công kiện khi đang thăm Zambia.

Tháng 6/2014, ông Tô Vinh bị điều tra, và tháng 2/2014 bị truy tố vì tội hối lộ.

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung7

8. Lý Đông Sinh

17 quan chức cấp bộ tham gia tích cực vào đàn áp Pháp Luân Công đã bị kết tội tham nhũng. Một trường hợp điển hình là ông Lý Đông Sinh, cựu Trưởng Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) và Thứ thưởng Bộ Công an.

Là Phó Phòng 610 từ năm 1999 khi phòng này được thành lập, ông Lý Đông Sinh cũng là phó Giám đốc của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Trong vai trò này, ông ta chịu trách nhiệm tiến hành chiến dịch tuyên truyền toàn quốc chống lại Pháp Luân Công để thu hút sự ủng hộ dư luận cho chiến dịch nhằm loại bỏ môn tu luyện tinh thần này. Vào tháng 10/2009, ông Chu Vĩnh Khang đã bổ nhiệm ông Lý Đông Sinh làm Thứ trưởng Bộ Công An, phụ trách toàn bộ Phòng 610.

Ngày 20/12/2013, các báo chí Trung Quốc đưa tin ông Lý Đông Sinh bị điều tra vì hành vi sai trái. Ngày 12/1/2016, ông ta bị kết án 15 năm tù. (Xem thêm)

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung8

Quan chức cấp Tỉnh

Ở cấp tỉnh, có 84 quan chức cấp cao từng tham gia tích cực vào chính sách đàn áp và đã bị truy tố. Các con hổ sa lưới này phân bổ trên khắp các tỉnh thành trực thuộc Chính phủ, trừ khu vực tự trị Tây Tạng và Tân Cương. Đặc biệt tỉnh Hắc Long Giang có nhiều nhất với 9 quan chức bị kết tội.

Một ví dụ là Quách Hữu Minh (Guo Youming), Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, đã tích cực tham gia đàn áp để thăng tiến quan trường. Ông ta bị kết án 15 năm tù vì tội hối lộ vào ngày 9/12/2015.

Việc ông Quách Hữu Minh rớt đài liên quan mật thiết đến các hoạt động của ông ta từ khi là Chủ tịch thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc). Tháng 3/2004, ông Quách đưa ra một bài viết trên báo chí nhà nước ở Nghi Xương, trong đó cam kết thực hiện các biện pháp chống lại các học viên Pháp Luân Công địa phương.

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung9

Các học viên Pháp Luân Công ở Nghi Xương đã phải chịu đàn áp tàn bạo dưới bàn tay chính quyền thời kỳ của ông Quách Hữu Minh. Số liệu của thành phố cho thấy ít nhất 7 trường hợp học viên bị chết trong số rất nhiều học viên bị tra tấn đến tàn phế hoặc mất trí nhớ trong thời gian giam giữ.

Gần 700 quan chức cấp thấp hơn bị báo ứng

Không lâu sau khi đàn áp diễn ra từ năm 1999, một số kẻ đàn áp đã bị báo ứng. Ông Bành Khải Pha (Peng Kaifa), Phó Bí thư của huyện Kỳ Dương, tỉnh Hồ Nam, từng nói với công an huyện rằng: “Các anh có thể ngược đãi học viên Pháp Luân Công mà không cần theo luật và các anh không phải chịu trách nhiệm về việc này.” Nhưng trong một cuộc họp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật năm 2001, khi đang nói về các hành động bức hại học viên Pháp Luân Công, ông ta đã ngã gục trên sàn nhà và rơi vào tình trạng sống thực vật ở bệnh viện Changsha.

Ông Lý Thiệu Vũ (Li Shaoju), Giám đốc Công an thành phố Phố Lan Điếm tỉnh Liêu Ninh, đã trực tiếp bức hại nhiều học viên Pháp Luân Công. Ngày 9/2/2015, ông ta chủ trì cuộc họp đề xuất làn sóng bắt giữ mới. Khi đang lớn tiếng la hét về Pháp Luân Công, ông ta đã ngã gục và chết vì xuất huyết não. Cái chết của Giám đốc Công an khiến các nhân viên cấp dưới lo sợ, và cả hai Phó Giám đốc đều không muốn thay thế vị trí của ông này.

Dưới đây là biểu đồ các trường hợp bị báo ứng trong năm 2015, theo thống kê của Minh Huệ. Các trường hợp bị báo ứng phổ biến gồm: bị sa thải, bị bệnh tật nghiêm trọng, bị ung thư, bị tai nạn giao thông, bị kết án tham nhũng và bị chết đột tử.

Các trường hợp bị báo ứng trong năm 2015

Nhieu-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc-dan-ap-phap-luan-cong-bi-sa-luoi-va-bao-ung10

Tuy nhiên cuộc bức hại tại Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Trong năm 2015 có 140 học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Hiện nay học viên Pháp Luân Công và người dân thế giới tiếp tục gửi đơn kiện hình sự và ký tên thỉnh nguyện kêu gọi luật pháp Trung Quốc đưa Giang Trạch Dân ra công lý.

Dương Lương tổng hợp từ Minh Huệ Net



Comments