Mang tội hủy diệt nhà Phật, hãm hại tăng ni, Thôi Hạo và Khấu Khiêm Chi cuối cùng phải nhận quả báo tru di cửu tộc. Đây là bài học được lịch sử lưu lại để cảnh tỉnh cho những ai còn làm ác và phỉ báng Phật Pháp.
Hòa thượng Đàm Thủy, người Quan Trung (nay là Hàm Cốc, Thiểm Tây), kể từ sau khi xuất gia đã có rất nhiều sự tích kỳ lạ. Năm cuối Thái Nguyên triều đại Đông Tấn (376-396), ông mang theo mấy mươi bộ kinh Phật và giới luật, đi Liêu Đông (ngày nay là Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh) hoằng dương Phật Pháp, giảng dạy tam thừa, phổ độ chúng tăng.
Đây là giai đoạn bắt đầu truyền bá Phật giáo ở cố quốc Cao Câu Lệ. Mãi cho đến những năm đầu Nghĩa Hi (405–418), ông về đến Quan Trung, giảng Kinh thuyết Pháp ở vùng Trường An.
Đàm Thủy có một đôi bàn chân rất trắng. Cho dù cứ chân trần lặn lội bùn lầy, nhưng lại không hề bị dính bẩn, bởi vậy ông được ca ngợi là “Bạch Túc hòa thượng” (hòa thượng chân trắng).
Lúc ấy Trường An có người tên Vương Hồ, chú của ông đã mất nhiều năm, bỗng nhiên hiển linh, dẫn ông du ngoạn khắp âm tào địa phủ, tham quan đủ loại cảnh tượng nhân quả báo ứng, Vương Hồ kinh hoàng khiếp sợ mà cáo từ. Chú ông nói: “Con đã thấy được nhân quả báo ứng rồi, chính là nên trở về phụng dưỡng Bạch Túc hòa thượng”
Sau khi Vương Hồ từ âm phủ trở về trần gian, tìm kiếm rất nhiều hòa thượng trong miếu, nhìn thấy chân của Đàm Thủy, so với mặt thì còn trắng hơn, liền theo hầu ông.
Vào những năm cuối triều Đông Tấn, Hách Liên Bột Bột là thủ lĩnh bộ tộc Hung Nô, đánh chiếm Trường An, giết người cướp bóc không chút kiêng nể gì. Lúc ấy, Đàm Thủy cũng gặp phải đám binh lính tai ương này. Nhưng ông đao thương bất nhập, Hách Liên Bột Bột rất lấy làm kinh ngạc. Thế là ông ta bèn hạ lệnh quân sĩ không được cướp phá nhà chùa giết hại nhà sư.
Đàm Thủy cũng từ đó mà đi khất thực vân du khắp nơi, quy ẩn ở trong núi sâu rừng già không ai biết đến.
Về sau, Thác Bạt Đảo chiếm lĩnh Trường An, danh tiếng truyền xa. Lúc ấy, Thôi Hạo giữ chức tể tướng, lúc còn trẻ y đã học tà đạo, cho nên thù hận Chính giáo Phật gia. Ỷ vào sự tin cậy của Thác Bạt Đảo, ông ta đã cùng với Khấu Khiêm Chi, phỉ báng rằng Phật giáo gây tổn hại lợi ích của dân lành, xúi bậy hoàng đế hạ chỉ huỷ diệt Phật giáo.
Thác Bạt Đảo tin theo lời sàm ngôn của Thôi Hạo, vào năm thứ 7 Thái Bình Chân Quân (446), hủy diệt Phật Pháp, phái binh đốt phá chùa chiền, ra lệnh cưỡng ép tăng ni hoàn tục. Gặp được ai kháng chỉ bỏ trốn, liền phái người truy bắt, chém đầu răn đe dân chúng. Toàn bộ lãnh thổ bên trong nước Ngụy, lúc này không còn thấy dấu tích tăng nhân đâu nữa.
Đàm Thủy vẫn quy ẩn trong rừng sâu vắng vẻ ít người lui tới. Cho đến những năm cuối Thái Bình Chân Quân (440 – 451), ông liệu biết Thác Bạt Đảo tuổi thọ sắp hết. Vào một đêm tết nguyên tiêu, ông hiên ngang lẫm liệt chống gậy tích trượng, tiến vào cửa cung. Quan viên báo cho Thác Bạt Đảo: “Có một hòa thượng xông vào cung!”
Thác Bạt Đảo gọi quân lính xử tử, nhưng Đàm Thủy nhiều lần bị xử trảm mà vẫn không hề tổn thương. Thác Bạt Đảo giận dữ, tự mình cầm kiếm, đi giết Đàm Thủy. Nhưng Đàm Thủy một chút lông tóc cũng không bị tổn thương, ở chỗ thanh kiếm chém vào thì không có lấy một chút dấu vết.
Lúc ấy trong nội cung Bắc Viện có nuôi một con mãnh hổ, được nhốt ở trong lồng. Thác Bạt Đảo hạ chỉ: đem Đàm thủy treo lên mang đi cho hổ ăn thịt!. Không ngờ, con hổ kia vừa nhìn thấy Đàm Thủy, phủ phục không dám tới gần; nhưng đến lúc Khấu Khiêm Chi, người này tới gần chuồng thì con hổ liền gầm gừ không ngớt. Thác Bạt Đảo cuối cùng đã minh bạch: Phật Pháp cao hơn thường nhân, liền cung thỉnh Đàm thủy lên điện, rồi hắn quỳ bái mà hối tiếc tạ tội.
Đàm Thủy giảng kinh thuyết pháp, cho biết nhân quả báo ứng, khiến cho Thác Bạt Đảo cảm kích và xấu hổ sợ hãi. Không lâu, Thác Bạt Đảo mắc bệnh nan y. Thôi Hạo và Khấu Khiêm Chi, 2 người này trước kia xui khiến hoàng đế hạ chỉ huỷ bỏ Phật giáo, cũng lần lượt mắc bệnh nan y.
Thác Bạt Đảo cho rằng: Hủy Phật là tội, là bọn hắn làm ra, liền cho bắt 2 người bọn họ cùng cả nhà, tịch thu tài sản, tru di cửu tộc. Đồng thời cũng hạ chỉ: Trong nước hãy lập tức phục hưng Phật giáo.
Huệ Nhẫn, dịch từ zhengjian.org
Theo tinhhoa
Comments
Post a Comment