5 khám phá khoa học bắt nguồn từ những giấc mơ


1. Dmitri Mendeleev và Bảng tuần hoàn

Dmitri Mendeleev muốn tìm cách phân loại cho 65 nguyên tố hóa học đã được khám phá trước đó. Tuy ông biết có một căn cứ chung để phân biệt các nguyên tố tùy thuộc vào khối lượng nguyên tử, nhưng mô hình vẫn còn khó nắm bắt.
Một bức tranh vẽ Dmitry Mendeleev năm 1878 bởi Ivan Nikolaevich Kramskoi. (Public domain)

Mendeleev sau đó đã kể: “Trong một giấc mơ tôi nhìn thấy một sơ đồ, nơi tất cả các nguyên tố được sắp xếp theo những đặc điểm của nó. Khi tỉnh dậy, tôi ngay lập tức viết lại trên một tờ giấy “. Những lời này của Mendeleev được trích dẫn trong cuốn “Về vấn đề sáng tạo trong khoa học” của nhà hóa học người Nga, B.M. Kedrov.

Nhờ vào giấc mơ này mà bảng tuần hoàn các nguyên tố được phát hiện. Sự sắp xếp vị trí các nguyên tố mà ông nhìn thấy trong giấc mơ chính xác đến mức thậm chí nó còn tiết lộ rằng một số nguyên tố trước đó đã bị đo đạc sai nhưng ông đã đặt nó ở vị trí chính xác trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo thứ tự khối lượng nguyên tử của chúng, dù rằng điều ấy vẫn còn chưa biết vào thời điểm đó.

2. Neils Bohr và mô hình cấu trúc nguyên tử

“Niels Bohr kể lại rằng ông đã phát triển mô hình cấu trúc nguyên tử dựa vào một giấc mơ trong đó ông đang ngồi trên mặt trờ, tất cả các hành tinh xung quanh ông đang rít lên trên những sợi dây nhỏ xíu“, theo như công bố của Edwina Portocarrero ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cùng các cộng sự, với tiêu đề: “Trò chuyện cởi mở: giao diện liền mạch để gợi nhớ chỉ dẫn trong giấc mơ”.
Ảnh chụp Neils Bohr năm 1922 (AB Lagrelius & Westphal). Phông nền phía sau: Mô phỏng cấu trúc nguyên tử (Alexander Bedrin / iStock)

3. Elias Howe và Máy khâu

Elias Howe thường được coi là người đã phát minh ra máy khâu, nhưng thực tế, ông đã cải tiến đáng kể các mô hình trước đó và đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ cho chiếc máy khâu có thể thực hiện mũi khâu thắt nút. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc chế tạo ra máy khâu hiện đại. Tuy nhiên nhờ vào một giấc mơ mà ông đã giải tỏa được vướng mắc trong một thời gian dài để xác định vị trí đặt lỗ kim (nơi để chỉ khâu luồn qua).
Bên trái: Elias Howe năm 1850 (Public Domain). Bên phải: máy may Howe, 1846 (Public Domain). Nền: bầu trời sao (Trifonov_Evgeniy / iStock / Thinkstock)

Giấc mơ của ông được ghi lại trong một câu chuyện gia đình mang tên “Lịch sử và phả hệ Bemis: một ghi chép về phần lớn con cháu hậu duệ của Joseph Bemis de Watertown, Massachusetts”. Trong đó có những đoạn như:

“Ông ấy gần như bị phá sản trước khi trước mắt ông xuất hiện ra vị trí nên đặt lỗ kim máy may. Ý tưởng ban đầu của ông là theo mô hình của một cây kim khâu thông thường, có lỗ luồn chỉ đặt ở phần đuôi cây kim khâu. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng lỗ kim cần đặt gần đầu của cây kim và có lẽ ông đã khánh kiệt hoàn toàn nếu như ông đã không có một giấc mơ trong đó ông cần chế tạo một máy khâu cho một vị vua từ một đất nước kỳ lạ.

“Cũng giống như trong một trải nghiệm thực, trong mơ ông nghĩ tới lỗ của kim máy khâu. Ông biết rằng nhà vua đã cho ông hai mươi bốn giờ để hoàn thành máy khâu. Nếu ông không hoàn thành đúng thời hạn, ông sẽ bị hành quyết. Howe đã làm việc và làm việc, và bị rối, cuối cùng ông đã đầu hàng. Ông chờ bị hành quyết.

“Ông nhận thấy chiếc giáo của các chiến binh bị thủng ở gần đầu mũi giáo. Ngay lập tức, ông đã tìm thấy giải pháp cho vấn đề, và đột nhiên tỉnh dậy. Khi đó là bốn giờ sáng.

“Ông nhảy ra khỏi giường, chạy đến xưởng của mình, và đến 9 giờ một chiếc kim có một lỗ ở đầu mũi kim đã được tạo hình thô. Sau đó, tất cả mọi thứ đã diễn ra dễ dàng. “

4. Albert Einstein và tốc độ của ánh sáng

“Einstein đã nói rằng toàn bộ sự nghiệp của ông chỉ là một ngẫm nghĩ kéo dài về một giấc mơ từ thời niên thiếu“, Mục sư John W. Price đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với John H. Lienhard, giáo sư danh dự về kỹ thuật cơ học và lịch sử tại Đại học Houston trên chương trình radio “Những cỗ máy do kỹ năng của chúng ta”.
Albert Einstein (Public Domain). Phông nền: xe trượt (Afhunta / iStock)

“Ông đã mơ thấy mình trên một chiếc xe trượt tuyết đang lao xuống dốc và khi ông đạt gần vận tốc của ánh sáng, tất cả các màu trộn lẫn thành một màu duy nhất. Ông đã dành phần lớn sự nghiệp của mình, lấy cảm hứng từ giấc mơ này, tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi ta đạt tới tốc độ của ánh sáng “.

5. Friedrich August Kekule và cấu trúc phân tử của benzen

Friedrich August Kekule đã phát triển một lý thuyết về cấu trúc hóa học (nối các thứ tự liên kết các nguyên tử trong một phân tử) mà hiện giờ đã trở thành một phần trong sự phát triển của ngành hóa học hữu cơ. Khi ông đang ngủ gà ngủ gật trên xe buýt, những gì ông mơ thấy tựa như điểm khởi đầu cho lý thuyết này, như được đề cập trong “Serendipity, những phát hiện tình cờ trong khoa học” của Royston M. Roberts:
Một bức tranh của Friedrich August Kekulé, 1890, bởi Heinrich von Angeli.

“Tôi đã trở lại bằng chuyến xe buýt cuối cùng, như thường lệ, trong những con phố vắng vẻ của thành phố. Tôi ngủ gà ngủ gật và bắt đầu mơ. Và ở đây, các nguyên tử bắt đầu nhảy nhót trước mắt tôi. Mỗi lần, cho đến tận bây giờ, những sinh vật nhỏ bé này xuất hiện trước mắt tôi, chúng luôn luôn di chuyển. Trong giấc mơ ấy, tôi thường xuyên nhìn thấy làm thế nào hai nguyên tử nhỏ nhất kết hợp để tạo thành một cặp; làm sao một cái lớn ôm lấy hai cái nhỏ hơn; làm thế nào một cái lớn hơn nữa ôm giữ ba hoặc bốn cái nhỏ hơn, toàn bộ được giữ vững khi chúng quay cuồng trong một điệu nhảy chóng mặt. Tôi nhìn thấy làm thế nào những cái lớn nhất tạo thành một chuỗi, kéo những cái nhỏ hơn theo chúng, tới các đầu cùng của các chuỗi. … thì đột nhiên có tiếng người lái xe hét to “Đường Clapham”. Tôi tỉnh dậy khỏi giấc mơ của mình. Sau đó, tôi đã dành khoảng thời gian còn lại trong đêm để đưa mọi thứ lên giấy ít nhất là phác thảo lại các mô hình mà tôi đã nhìn thấy trong giấc mơ”.

Comments