Hàng chục hố khổng lồ bí ẩn xuất hiện ở Nga có thể báo hiệu một thảm họa tự nhiên trong tương lai

Găuri imense în crusta Pământului, descoperite în Siberia (Siberian Times)
Hình ảnh một hố khổng lồ được phát hiện ở Siberia (Ảnh: Siberian Times)
Các hoạt động quan sát qua vệ tinh đã phát hiện sự gia tăng đáng sợ của một số hố khồng lồ ở Nga. Nguyên nhân tạo ra các hố này có thể do phun trào khí mêtan trong băng vĩnh cửu tan chảy do sự thay đổi khí hậu đang diễn ra, các nhà khoa học tuyên bố hôm thứ ba.
Một chuyên gia Nga đã lên tiếng cảnh báo về sự an toàn vì một hố mới ở Siberia, bao quanh bởi ít nhất 20 hố nhỏ hơn được hình thành chỉ cách một trung tâm sản xuất khí đốt quan trọng 10km, theo tin từ kênh truyền thông Anh Express.
Họ dự đoán có tới 30 hố nữa đang chờ đợi để được khám phá.
Các nhà khoa học vẫn còn đang ngạc nhiên trước hiện tượng xuất hiện của các hố này cũng như lo ngại về sự an toàn. Vasily Bogoyavlensky – Giáo sư, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dầu và Gas tại Moscow, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học ở Nga – đã kêu gọi mở khẩn cấp một cuộc điều tra về hiện tượng mới này.
Cho đến hiện tại, người ta đã xác định sự tồn tại của 3 hố ở Siberia và 7 hố ở Bắc Cực.
Về các hố ở Bắc Cực, giáo sư Bogoyavlensky nói với Siberian Times rằng “Có 5 cái nằm trên bán đảo Yamal, 1 cái ở Khu tự trị Yamal và 1 cái ở phía Bắc Krasnoiarsk, gần bán đảo Taimir.”
Các nhà khoa học biết được địa điểm chính xác của 4 cái, trong khi 3 cái khác đã được những người chăn nuôi tuần lộc nhìn thấy.
Hai trong số những hố mới được phát hiện – được các nhà khoa học gọi là “ống khói (phễu)” – đã biến thành hồ nước, theo tiết lộ của giáo sư Bogoyavlensky.
Hố đầu tiên do các phi công trực thăng nhìn thấy trong năm 2013, cách trung tâm khai thác khí đốt Bovanenkovo, ở bán đảo Yamal 32km.
Một cuộc khảo sát khu vực qua việc sử dụng các hình ảnh vệ tinh và qua so sánh cảnh quan quá khứ với hiện tại, các chuyên gia Nga đã cảnh báo hiện tượng này lan tràn hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.
Các chuyên gia đặc biệt quan tâm một hố được gọi  là B2, nằm cách 10 km về phía Nam của mỏ khí gaz ở Bovanenkovo.
Hình ảnh vệ tinh chụp tại chỗ trước đó, không có dấu hiệu cho thấy sự tồn tại hoặc hình thành của bất kỳ một hố nào, nhưng hiện nay ở đó có một hồ nước dài 100m và rộng 50m, bao quanh là 20 hố nhỏ hơn chứa đầy nước. Những hố mini này có đường kính chỉ một hoặc hai mét.
Sau khi phát hiện một phễu ở Antipayuta trên bán đảo Yamal, người dân địa phương đã báo cho các nhà khoa học rằng họ đã nhìn thấy một vụ nổ phát ánh sáng, có thể sau một vụ nổ khí gaz.
Đã có những lo ngại khoa học rằng Hồ Baikal, hồ nước ngọt lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới, nằm xa ngoài vòng Bắc Cực, có thể là một trong những vị trí nằm trên một “quả bom thời gian” sẵn sàng phát nổ, theo lập luận của Express.
Trước đó, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiệt độ tăng là chất xúc tác chính, có thể gây ra các vụ nổ. Bất kỳ sự tăng liên tục của nhiệt độ – như dự đoán của các nhà khí tượng – có thể tạo các điều kiện lý tưởng để xuất hiện nhiều hơn và nhiều hơn nữa các hố (như miệng núi lửa).
Người ta tin rằng băng vĩnh cửu [mặt đất đóng băng quanh năm, có độ dày từ 20 đến 1.500 m] từ những nơi hình thành các hố (miệng núi lửa) có khí mêtan hydrat bị mắc kẹt bên trong lớn hơn một triệu lần khí gaz bình thường. Một chuyên gia ước tính rằng tổng số sức nổ của các hố tương đương với khoảng 11 tấn thuốc nổ TNT.

Comments